Ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, chiến tranh chấm dứt; nhà cầm
quyền cộng sản Hà Nội vội vã mở Hội nghị Liên tịch Bắc-Nam để Thống
nhất đất nước về mặt Nhà nước nhằm mục đích xóa sổ cái công cụ trá hình
là Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam) và họ cũng đã tự ý vội vã thực hiện chủ trương đưa cả
nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa”.
Một
cái chủ nghĩa xã hội “mù mờ” mà cho đến ngày hôm nay những nhà trí thức
cách mạng lão thành cũng không biết nó là cái quái gì (?)
Chắc hẳn những người dân Việt Nam đã sống qua giai đoạn lịch sử kể từ
năm 1975 đến 1985 sẽ không bao giờ quên những “kỷ niệm hãi hùng” tưởng
chừng như chỉ có trong những xã hội thời man rợ nào đó.
Hôm nay, bài viết nầy kể lại chuyện “Mười Năm Thời Bao Cấp hay còn
gọi là Trước đêm đổi mới” chỉ mong nhắc nhở những ai đã từng sống qua
giai đoạn tăm tối ấy chớ quên và những ai chưa có dịp nếm mùi thì hãy
đọc cho biết, vì đây là chuyện kể thật 100% của những nhân chứng sống.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, tác giả “Bài học từ ‘đêm trước’ đổi mới” kể
lại sinh hoạt thường ngày của một thời đã qua mà khi nhớ lại vẫn còn
thấy ớn ớn…
“Bản thân người viết những dòng này từng phải lò mò ra treo giỏ
trước cửa hàng thịt chợ Bến Ngự từ 2-3 giờ sang để “xí” chỗ xếp hàng mua
cho được mấy lạng thịt tem phiếu sau ngày đứa con gái suýt chết vì bữa
ăn độn sắn nhiễm độc do bầm vập vì vận chuyển, giẫm đạp, chen lấn trong
các kho bãi…
“Chúng ta ai cũng biết nhiều việc đổi mới thực chất là quay trở
lại cái cũ – nói chính xác hơn là trở lại với “cơ chế” hợp quy luật của
cuộc sống, hợp lòng dân (như bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, trả lại quyền lợi
của người nông dân trên mảnh đất của mình)”. (Tuổi Trẻ online ngày 16-12-2005)
“Nỗi ‘lo’ ngay sau ‘đêm trước” của tác giả Thấm Lai kể cho chúng
ta biết vài chuyện xảy ra trong xã hội chủ nghĩa tưởng chừng như đang
sống lại thời ông Bành Tổ được những nhà văn, nhà báo của chế độ kể lại
và đã được báo của Thanh niên CS HCM đăng hẳn hòi chớ không phải của Mỹ
Ngụy kể mà bảo là xuyên tạc hay bôi bác …
“Địa phương tôi có một xưởng xà phòng, tên chính hiệu là “kem
giặt”. Sản xuất từ nguyên liệu dầu rái, loại dầu lấy từ than cây dầu
trong rừng trộn nước tro. Sản phẩm làm ra có màu nâu đen, sền sệt, mùi
ngai ngái. Đám trẻ ngày nay thấy nó chắc không dám sờ tay vào. Vậy mà
sản xuất ra bao nhiêu, giao cho “thương nghiệp cấp ba” phân phối sạch…
“Địa phương tôi có một xí nghiệp nước giải khát, những chai “bia”
xuất xưởng từ nước giếng, một ít cồn và khí CO2, nút chai thu nhặt từ
lon sữa bò, đóng nút vội vã bằng “máy” nhấn cơ bắp. Hàng ra bao nhiêu
tiêu thụ sạch…Còn nữa, xí nghiệp thuốc lá, mỗi công nhân ngồi xe thuốc
trên một “máy”. Cái “máy” bằng gỗ trông tựa cái ghế lót mông của mấy bà
ngoài chợ. Sản phẩm ra bao nhiêu, giao cửa hàng thương nghiệp bán
sạch…Và còn nhiều xí nghiệp nữa…” (Tuổi Trẻ online ngày 25-12-2005)
Tiếp theo, xin lược trích những mẫu chuyện vui buồn chảy nước mắt
trong cuốn “Đêm trước đổi mới” của nhiều tác giả biên soạn do nhà xuất
bản Trẻ và Tuần báo Tuổi Trẻ phát hành ở Sài Gòn vào tháng 4-2006 để
thấy được cuộc sống bi đát của người dân Việt Nam lúc bấy giờ như thế
nào. Nhìn lại đời sống những ngày ấy, nhìn thấy đời sống của một số tư
bản đỏ, những đại gia phè phỡn, thừa mứa làm những việc vô liêm sỉ ngày
hôm nay bỗng nhiên tôi thấy chạnh lòng!
“Sài Gòn những năm 1980.
“Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thư ù: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa bị vá, chiếc xích chưa phải lộn…
“Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang… Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước….
“Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thư ù: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa bị vá, chiếc xích chưa phải lộn…
“Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang… Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước….
“Thầy cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng,
của người kia chiếc cà vạt. Chén, đủa, ly, đĩa…tập hợp của nhau lại bày
cho đủ mâm. Nói thế cho sang chớ khẩu phần cho mỗi người ăn cỗ cưới chỉ
có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm…
“Hà Nội sau niềm hân hoan.
“Nồi cơm của gia đình bà nấu gạo “mậu dịch” (gạo từ kho các cửa
hàng lương thực của Nhà nước) hôi đủ thứ mùi: gián, mốc và có khi là
xăng dầu…có khi lẫn những hạt sạn to như hạt ngô. Sau đó gạo mậu dịch
cũng thiếu và ngày một lẫn đầy những sắn, ngô, khoai…Hường, con gái bà,
từng nói lên mơ ước trong bài văn nộp cô giáo: “Ngày tết em mong sao có
một nồi cơm trắng và một bát thịt kho…
“Có người như cô Hoa chồng chết, nhà có bốn người toàn phụ nữ (mẹ
chồng, Hoa và hai con gái) nhưng khi lĩnh tiêu chuẩn quần áo lót thì
toàn quần đùi, áo may-ô và dao cạo râu. Cô Hoa khóc cả tuần liền…Công ty
của em bà làm, sản xuất sứ tích điện. Không có tiền, công ty trả lương
cho công nhân bằng tích điện. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí
nghiệp có mũ cứng thì trả lương công nhân bằng mũ cứng…Những lúc như vậy
không biết đem về đâu, để làm gì?…
“Xe chạy xăng thành…chạy than.
“Sau giải phóng vài năm thì xăng không đủ cấp cho xe chạy. Những
xe chạy xăng thời đó là loại hiện đại, máy móc tốt, chẳng lẽ để đắp
chiếu. Một đề tài khoa học rất…nổi tiếng thời đó có khả năng biến loại
động cơ hiện đại lùi lại một trăm năm được áp dụng. Đó là cải tạo xe
chạy xăng thành…chạy than…
“Thời của trạm gác.
“Tất cả mọi thứ hàng hóa không phải của ngành thương mại thì đều
là hàng lậu. Trong khi cuộc sống đang cần nhiều hàng thì nguồn cung từ
quốc doanh chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Chính vì vậy mà gạo, thịt,
bánh kẹo, bột giặt, áo quần, mũ dép…đều có thể là hàng lậu ở bất cứ nơi
nào, lúc nào…
“Ông Chín Cẩn kể: “Một đoạn đường vài cây số nhưng có tới hơn
chục trạm kiểm soát hàng hóa. Những trạm gác này thường bắt được những
ông cán bộ mặc quần hai lớp để đựng gạo, chị hàng thịt cuốn quanh người
những tảng mỡ heo rồi mặc áo trùm bên ngoài…
“Trả lại nông cụ cho dân.
“Ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên bộ trưởng Nông nghiệp, từng chứng
kiến hai vợ chồng có một con trâu, chồng nghe theo vận động vào hợp tác
xã, vợ thì không. Khi ra đồng, chồng đòi dắt trâu cày cho hợp tác xã, vợ
giằng lại thừng để cày cho ruộng nhà. Không thể chống nhiệm vụ được hợp
tác xã giao, chồng phải trói vợ giữa đồng để cày xong mới thả cả người
lẫn trâu…” (Ánh Dương online tháng giêng 2007)
Câu chuyện xếp hàng mua hàng quả là một nỗi ám ảnh hãi hùng mãi vương
trong đầu những ai đã từng phải xếp hàng mua hàng thời bao cấp. Mọi
người cũng còn nhớ thời ấy túng thiếu đủ điều, ngay cả mấy vật gia dụng
tầm thường muốn mua cũng không phải dễ, cũng phải xếp hàng, phải có tem
phiếu hoặc phải có giấy giới thiệu, cho nên trong dân gian có câu: “Đả
đảo Thiệu Kỳ, mua gì cũng có. Ủng hộ Hồ Chí Minh, mua cây đinh phải xin
giấy”. Phóng viên Việt Phong- Hà Vy đã kể lại “Kinh tế bao cấp: Vừa xem
vừa chảy nước mắt” ra sao:
“Đoàn người xếp hàng rồng rắn trước của hàng lương thực xen lẫn
những hòn đá được đánh số ghi tên, rồi cả xô, chậu, gạch ngói…khiến
người xem có cảm giác mua được cân gạo thật khó nhọc…
“Sáng dậy thật sớm, vợ đi làm ca sáng dặn tôi ở nhà bế con đi gửi
và cầm tem phiếu xếp hàng. Gửi được con xong ra đến nơi, xếp hàng đến
30 người, mình đứng cuối cùng. Đến 15 người thì hết hàng thế là mọi
người lại lục tục ra về. Buổi trưa thì lại xếp hàng mua cá, và còn phải
nhờ người xếp hàng ở chỗ khác mua hộ ít rau. Tất cả phải xếp hàng, từ
mua đậu, rau, mỡ, mắm…Cực lắm”. (Việt Nam Express online ngày 28-6-2006)
Sau ngày thống nhất, hòa bình lập lại, Việt Nam phải lo trả nợ các
nước đàn anh đã chi viện trong thời chiến tranh, vậy mà đảng CS lại còn
xua quân sang chiếm đóng xứ Campuchia được che đậy với mỵ từ là làm
“nghĩa vụ quốc tế” gây tổn hao biết bao xương máu thanh niên vô tội
trong khi nước mình đã chấm dứt chiến tranh. Sự thiếu thốn đủ mọi mặt do
chính sách sai lầm của đảng CSVN mà ngay cả bộ đội cũng phải chịu phần
ảnh hưởng: ăn “bo bo”, một loại thực phẩm mà thường ngày cũng không có
trong khẩu phần của trâu, bò; ấy vậy mà thời bấy giờ nó được khoác lên
một mỹ danh là “cao lương”, để lừa bịp thiên hạ.
“Năm 1978-1979, hậu quả khắc nghiệt của cơ chế bao cấp đã lan đến
tận chiến trường biên giới. Bộ đội chiến đấu dù được ưu tiên tiêu chuẩn
21 kg gạo/tháng nhưng vẫn phải độn 5-7 kg khoai mì, khoai lang, bo bo,
bột mì…
“Thời đó để sống được hầu như ai cũng phải làm một “con phe”,
phải về nhà mang lậu ít lít gạo, con gà, chục trứng. Người quê lên thành
ai cũng mang lậu ít trái dừa, thịt mỡ cho con cháu”. (Tuổi Trẻ ngày 25-5-2009)
Một nỗi đau với biết bao nhiêu mất mát, nhưng không có nỗi đau nào
bằng người dân Việt Nam mất đi cái tự hào của một dân tộc hiền hòa và
lương thiện; “cách mạng” về bổng nhiên sinh ra một lối sống tệ hại là:
giả dối và ăn cắp, từ đó có thêm động từ “chôm chỉa”. Nhà nghiêng cứu
Vương Trí Nhàn đã chua chát nhắc lại lời của nhà văn Tô Hoài trong bài
“Con người và tư tưởng thời bao cấp” như sau:
“Song có một thực tế là đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã
khác và từ sau 1975 thì càng khác. Dễ thấy nhất là chuyện những chiếc
xe đạp; ngoài khóa chính lại còn phải khóa thêm cái yên.
Tô Hoài kể
trong “Cát bụi chân ai”:
“Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh
ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn
nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống
nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản
lắm, vì sợ ăn cắp. Chính sách em học đã thông –
Chỉ vì túng thiếu xin
ông ít nhiều: Quả thật, càng ngày nạn ăn cấp càng phổ biến, dù chỉ là ăn
cắp vặt. Ăn cắp bởi không có cách nào khác để sống. Và bởi nhiều ăn cắp
quá nên không bị coi là xấu nữa”. (Việt Studies online ngày 3-6-2009)
Cũng trong thời kỳ khó khăn của tiến mạnh tiến nhanh này lại sản sinh
ra nhiều điều nghịch lý mà một con người với đầu óc bình thường không
thể nghĩ ra,
nhưng rồi những việc nghịch lý đã vẫn xảy ra và được nhà
báo Huỳnh Ngọc Chênh ở Đà Nẵng kể lại với đầy đủ đặc tính bi hài nó.
“Khi ngồi gõ lại bài báo này, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang
đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi ngay sau đó, thấy đau xót.
Không ngờ đất
nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà
nhân dân ta vẫn cứ lầm lũi chịu đựng.
Bài báo này tôi viết từ năm 1988,
được tờ báo Tuổi Trẻ đăng trên mục diễn đàn:
“-Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời
phóng viên báo Utusan (Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở
nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá
một ký thép 5 đồng. Phải 6 kg thép mới mua được một trứng vịt…
“-Một em bé bán nước tại chợ Cồn, Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ
được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000
đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa…
“-Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nghịch lý: sắn thì giàu
đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trứng vịt lộn. Đồng
thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học
Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt điểm 4/10.
“-Trong quản lý (tài chánh) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in
ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng xuất lao động của nhân viên
ngân hàng…vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân, chia…
“-Lại có chuyện nghịch lý như sau.
Hai anh em nhà kia cùng rủ
nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ
bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về
thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu…
“Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều
không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có
nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý”. (Tin Tức Hàng Ngày online ngày 24-8-2011)
Dưới chế độ XHCN thì mỗi con người, mỗi công nhân, mỗi công trường,
mỗi xí nghiệp đều phải tích cực làm việc ít nhất đủ hoặc vượt chỉ tiêu,
lập thành tích thi đua càng nhiều càng tốt, hết chiến dịch này đến chiến
dịch khác. Nhưng điều trớ trêu khi mọi cố gắng và toan tính đều ngoài
tầm tay, con người phải vận dụng mọi mưu mẹo, lương lẹo, sáng tạo lừa
đối, đành phải làm một việc làm nghịch lý để đạt chỉ tiêu như câu chuyện
“Chỉ tiêu đổ than” trong quyễn “Trước đêm đổi mới”:
“Nỗi ám ảnh không đạt chỉ tiêu đe dọa số phận chính trị của tất
cả ban lãnh đạo công ty, đến đồng lương tất cả cán bộ công nhân cũng như
danh hiệu thi đua của toàn đơn vị. Không thể “bó tay”, ban lãnh đạo
công ty quyết định ăn ngủ tại công trường, thức trắng đêm cùng công
nhân, vượt qua sương muối, gió máy miệt mài khai thác cho bằng đủ chỉ
tiêu được giao. Công việc lúc này bận rộn và khó khăn gấp đôi bình
thường vì sau khi mất công khai thác, công ty còn mất một công nữa là…đổ
than đi! Đổ xuống vực, xuống suối, xuống hang…hay bất cứ đâu cũng được…” (Ánh Dương online tháng giêng – 2007)
Những nhà cách mạng đã từng tham gia kháng chiến với bầu nhiệt huyết
đã xả thân chiến đấu mong đem lại cuộc sống ấm no, giàu mạnh và hạnh
phúc cho nhân dân, nhưng ngược lại, họ đã phải sống lại cái thời “Người
dân An Nam khổ như chó”. Trung tướng Trần Độ đã bức xúc viết lại trong
“Nhật Ký Rồng Rắn” nói về thời bao cấp ấy như sau:
“Hảy nhìn xem: từ năm 1975 đế 1985, mười năm xây dựng XHCN trong
cả nước và nước có tên là “XHCN Việt Nam” thì đất nước như thế nào? Có
phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thăm rồi không?
“Thắng lợi năm 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hóa, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao mà đến những năm đầu của thập kỷ 80 cả nước đói nghèo ngoắc ngoải.
“Thắng lợi năm 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hóa, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao mà đến những năm đầu của thập kỷ 80 cả nước đói nghèo ngoắc ngoải.
“Đó có phải là sự hiển nhiên không ?” (Nhật ký Rồng Rắn – trang 17)
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt “sau khi đã về hưu” trả lời phỏng vấn
của báo Quốc Tế trong bài tường thuật “Chúng ta đừng ru ngủ mình” ông đã
nói lên nhận định và sự hối tiếc như sau:
“Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất,
quyết tâm vượt nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng,
nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh tôi thấy tiếc. Giá như
đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể không trải qua những năm phải trả
giá đắt như giai đoạn 1975-1985”. (Việt Nam Exppress online ngày 15-4-2005)
Và, sự nhận định của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà trí thức mang
nặng ưu tư về số phận của dân tộc khi trả lời đài LSR về “Cuộc chiến
Việt Nam”, ông nói:
“Sau cái gọi là “chiến thắng” năm 1975, thì nhà nước CSVN đã phạm
phải hàng loạt sai lầm: trả thù hàng loạt người bên kia trận tuyến, bắt
đi tù hàng loạt sĩ quan, công chức, kể cả thường dân miền Nam, cải tạo
công thương nghiệp, đánh tư sản, đánh cả vào giới tiểu thương…
“Tóm lại, hàng loạt chính sách sai lầm do đảng CS gây ra khiến đồng bào phải bỏ nước ra đi”. (Việt Tide số 206, ngày 24-6-2005)
Đứng trước chính sách bần cùng hóa đất nước của chính quyền cộng sản
trung ương những quan chức địa phương sống sát cạnh với sự thống khổ của
người dân nên đã chạnh lòng làm việc “phá rào” và kết quả đã đem lại ít
nhiều tích cực.
Lúc bấy giờ chính quyền trung ương mới thấy rằng “ta”
đang nằm mơ ở đáy giếng, mở mắt nhìn quanh các nước láng giềng mới thấy
“ta” lạc hậu, đói nghèo nên đã chuyển hướng chính sách gọi là “đổi mới”
Nói đổi mới nghe cho có vẻ sáng tạo chứ thực chất chỉ là chấp vá trở
lại mô hình làm ăn theo đường lối kinh tế thị trường của tư bản và gắn
thêm cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời lấy kinh tế quốc
doanh làm chủ đạo.
Sở dĩ đảng CSVN còn bám cái đuôi XHCN là vì muốn duy
trì độc quyền lãnh đạo đất nước muôn năm và lợi dụng kinh tế quốc doanh
để dễ bề ăn cắp, móc ngoặc, tham nhũng.
Vì thế cho nên dân tộc Việt Nam
vẫn còn què quặt cho đến ngày hôm nay.
Đại Nghĩa (sưu tầm)
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment