Chuyên đề Mậu Thân - Bài 6
Add caption |
Việt Cộng là ai?
Lệ Xá Tây, Nam Việt Nam, 12 tháng 11, 1969 (AP) - Dưới bóng cây nhiều mấu xù xì bà Phan Thị Dân lặng lẽ khóc chồng. Thỉnh thoảng bà vuốt ve tấm vài nhựa màu xanh đựng thi hài chồng được bó chặc bằng sợi dây ny lon - một vài cái xương, những mẩu vải áo quần còn sót lại, và chiếc sọ lộ rõ hai chiếc răng vàng còn nguyên vẹn.
"Việt Cộng?" bà đáp lại câu hỏi. "Chúng tôi cùng chung giòng
giống, chúng tôi cùng chung màu tóc, chúng tôi cùng chung ngôn ngữ.
Nhưng họ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Và giờ đây chúng tôi biết
rằng họ còn vô nhân đạo."
Lời phát biểu này không biểu lộ hận thù, càng không biểu lộ nhiều xúc
cảm. Bà Dân, cô giáo 45 tuổi, suốt trong 21 tháng trời bà biết chồng bà
chắc đã chết, một trong hơn 3.000 người bị các toán hành quyết Việt Cộng
sát hại trong trận chiến ở Huế trong cuộc tấn công vào dịp Tết năm
ngoái.
Nhiều người bị chôn sống
Tuần này là lần thứ 14 bà đến nơi những người lao động dính đầy bùn đất
vất vả khai quật thi hài và những người tình nguyện trẻ xem xét và phân
loại các thi hài một cách cẩn thận và tỉ mỉ để tìm ra những thông tin mà
có thể giúp nhận diện các nạn nhân.
Bà Dân là một trong có lẽ độ 100 người phụ nữ đến từ một quận nằm hơi xa
về hướng đông nam thành phố Huế. Trong hàng tháng trời họ đã chờ đợi và
theo dõi khi các thi hài được khai quật ở những nơi mà Việt Cộng đã dẫn
các nạn nhân đến, rồi giết họ bằng đạn và gậy hay chôn sống họ.
Bà trở thành người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận diện những xác bị chôn đã lâu.
"Ta có thể biết được xác phụ nữ lớn tuổi nhờ hàm răng và xác của những phụ nữ trẻ nhờ mái tóc dài." bà giải thích.
Trong trường hợp đàn ông- đa số nạn nhân là đàn ông- việc nhận diện xác
khó hơn rất nhiều. Đôi khi giấy căn cước, cái bật lửa hay một đồ vật
mang tên nạn nhân nằm trong các hố chôn tập thể. Thông thường hơn hy
vọng duy nhất là hàm răng, vụn vải áo quần hay chỉ nhờ linh tính của
người vợ hay người mẹ.
Chồng bà Dân, công chức 50 tuổi, Tôn Thất Lang, là một trong số 150
người ở làng ông bị lùng bắt rồi bị giải đi vào ngày thứ tư của trận
chiến. Bà không biết tại sao họ bắt ông.
Tuần qua thi hài của hơn 100 người đã được tìm thấy ở vài địa điểm.
Nhiều xác chết nằm chồng lên nhau, chứng tỏ những kẻ hành quyết Việt
Cộng đã bắt họ sắp hàng rồi bắn họ hay dùng gậy đánh họ để họ rơi vào
những hố mới đào.
Những thi hài được chất lên chiếc thuyền máy để đưa về trụ sở quận Phú
Thứ cách đấy hơn ba cây số. Những thi hài được đặt ở ngoài sân và người
ta đọc trên loa bảng liệt kê những vết tích tìm được của mỗi thi hài.
Hàng chục người, đa phần phụ nữ, chen lấn lên để xem xét thật kỹ các thi hài. Nhưng ít người tìm được dấu tích của người thân.
Nguồn: New York Times 13/11/1969. Tựa đề của người dịch
No comments:
Post a Comment