Nguyễn Quang A-CVHP
Đài truyền hình Việt Nam, các báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân đang dấy lên phong trào đả phá những người chủ trương phi chính trị hóa quân đội.
Phi chính trị hóa quân đội nghĩa là gì hả Ông Trọng?
“Nhiệm vụ chính trị” là một cụm từ các Ông hay dùng mà tôi không thích nhưng đành dùng vì nó có thể giúp Ông hiểu dễ hơn.
Nhiệm vụ chính trị cao nhất của quân đội là đánh tan mọi kẻ thù xâm lược và phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Hiểu theo nghĩa đúng đắn ấy, thì những người đòi “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác” chắc chắn là những người “chính trị hóa” quân đội ở mức cao nhất! Tôi không ưa cả cụm từ “chính trị hóa” này nhưng đành dùng để Ông dễ hiểu.
Còn những kẻ bắt quân đội trung thành với mình và tổ chức của mình là những kẻ thực sự “phi chính trị hóa quân đội” phải không Ông Trọng?
Ai ai đã nhắc đến cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” đầu tiên kể từ ngày 22-1-2013, ngày công bố Kiến nghị 72, đến nay (8-3-2013)? Hóa ra đấy chính là Ông, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25-2-2013 tại Vĩnh Phú, ông Trọng ạ. Trước đó các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hẳn là dưới ảnh hưởng của Ông, cũng đã có nói chuyện này, thí dụ báo Nhân dânngày 4-10-2012. Nhưng từ 22-1-2013 đến nay thì chính Ông mới là người đầu tiên.
Hưởng ứng ông Trọng, hàng loạt bài của các “học giả” đã tấn công tới tấp với những lời lẽ đanh thép: “phi chính trị hóa quân đội” là luận điệu phản động, là âm mưu của các thế lực thù địch, vân vân và vân vân. Người ta muốn chống và đàn áp những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do nhưng họ không có can đảm nói toẹt ra như vậy.
Hãy xem Kiến nghị 72 viết gì liên quan đến chuyện này?
Kiến nghị thứ năm viết “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Khoản 4 Điều 6 của Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm Kiến nghị 72 như một tài liệu tham khảo thì viết, “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.”
Như thế, chẳng hề có chuyện “phi chính trị hóa quân đội” nào cả trong Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm! Ông Nguyễn Phú Trọng đã gán cho những người đòi “các lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” là những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” hay đấy chính là cách hiểu của Ông về “phi chính trị hóa quân đội.”
Đáp trả việc ông Nguyễn Phú Trọng hô hào chống và xử lý những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” – cụm từ mà ông Trọng đã gán cho họ – ngày hôm sau nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng” đã viết “Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào”. Cũng trong ngữ cảnh đó cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện trong Tuyên bố của các Công dân Tự do mà ban đầu để ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Có thể thấy cụm từ “phi chính trị hóa” mà ông Kiên và những người ký Tuyên bố của các Công dân Tự do sử dụng lại có nghĩa đúng như từ “chính trị hóa” mà tôi đành dùng ở trên. Tôi hy vọng ông Gs. Ts. Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu được sự thực đơn giản, dẫu có vẻ mâu thuẫn về từ ngữ này.
Có thể kết luận, cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” là của ông Nguyễn Phú Trọng.
Không thừa khi nhắc lại chuyện trong công văn trả lời ngày 7-2-2013 ông Phan Trung Lý đã gán cho ông Nguyễn Đình Lộc việc “đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 công bố dự thảo Hiến pháp do Ông và một số công dân soạn thảo” trong khi tại Văn phòng Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 4-2-2013 ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói “mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi.”
Việc “chẻ chữ” ở trên với “phi chính trị hóa quân đội” cho thấy một nét tương đồng nào đó giữa trả lời của ông Phan Trung Lý ngày 7-2-2013 và phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25-2-2013. Thực ra, đấy là “thủ thuật” quá quen thuộc và khá hiệu quả, có thể đánh lừa nhiều người nhẹ dạ cả tin, thí dụ như việc đánh đồng đòi hỏi đa sở hữu về đất đai (có đất thuộc sở hữu nhà nước, tập thể, cộng đồng và tư nhân) với tư nhân hóa đất đai. Thủ thuật tinh vi này còn nguy hiểm hơn sự xuyên tạc rõ ràng hay chuyện “gắp lửa bỏ tay người” dễ bị phát hiện.
VTV, báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và một số tờ báo ăn theo đang ráo riết và hung hăng chống lại những người chủ trương “phi chính trị hóa quân đội” theo cách hiểu của Ông Trọng, đòi xử lý, trấn áp họ. Một trò đánh tráo khái niệm, rồi “gắp lửa bỏ tay người” rất không đàng hoàng và là không thể chấp nhận được. Tuy vậy, những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do vẫn nên cảm ơn các phương tiện truyền thông đại chúng này vì chúng đã “vô tình” quảng bá hộ và đã thông báo đến hàng chục triệu người dân Việt Nam về nội dung (dù đã bị bóp méo) của Kiến nghị 72 và Tuyên bố. Nhiều người không còn tin vào các phương tiện truyền thông này nữa và sẽ tò mò tìm hiểu để biết sự thật.
Cách phỉ báng, chụp mũ như đang được tiến hành chẳng dọa được ai, không có hiệu quả và chắc chắn “gậy ông” sẽ “đập lại lưng ông”.
Cho nên ngày 7-3-2013 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hô hào “cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại” việc đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, “phi chính trị hóa quân đội,” tư nhân hóa đất đai.
Hy vọng được nghe và có tranh luận sòng phẳng về những phân tích “có cơ sở lý luận” ấy.
Nguồn Cùng viết Hiến pháp
Đài truyền hình Việt Nam, các báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân đang dấy lên phong trào đả phá những người chủ trương phi chính trị hóa quân đội.
Phi chính trị hóa quân đội nghĩa là gì hả Ông Trọng?
“Nhiệm vụ chính trị” là một cụm từ các Ông hay dùng mà tôi không thích nhưng đành dùng vì nó có thể giúp Ông hiểu dễ hơn.
Nhiệm vụ chính trị cao nhất của quân đội là đánh tan mọi kẻ thù xâm lược và phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Hiểu theo nghĩa đúng đắn ấy, thì những người đòi “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác” chắc chắn là những người “chính trị hóa” quân đội ở mức cao nhất! Tôi không ưa cả cụm từ “chính trị hóa” này nhưng đành dùng để Ông dễ hiểu.
Còn những kẻ bắt quân đội trung thành với mình và tổ chức của mình là những kẻ thực sự “phi chính trị hóa quân đội” phải không Ông Trọng?
Ai ai đã nhắc đến cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” đầu tiên kể từ ngày 22-1-2013, ngày công bố Kiến nghị 72, đến nay (8-3-2013)? Hóa ra đấy chính là Ông, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25-2-2013 tại Vĩnh Phú, ông Trọng ạ. Trước đó các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hẳn là dưới ảnh hưởng của Ông, cũng đã có nói chuyện này, thí dụ báo Nhân dânngày 4-10-2012. Nhưng từ 22-1-2013 đến nay thì chính Ông mới là người đầu tiên.
Hưởng ứng ông Trọng, hàng loạt bài của các “học giả” đã tấn công tới tấp với những lời lẽ đanh thép: “phi chính trị hóa quân đội” là luận điệu phản động, là âm mưu của các thế lực thù địch, vân vân và vân vân. Người ta muốn chống và đàn áp những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do nhưng họ không có can đảm nói toẹt ra như vậy.
Hãy xem Kiến nghị 72 viết gì liên quan đến chuyện này?
Kiến nghị thứ năm viết “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Khoản 4 Điều 6 của Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm Kiến nghị 72 như một tài liệu tham khảo thì viết, “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.”
Như thế, chẳng hề có chuyện “phi chính trị hóa quân đội” nào cả trong Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm! Ông Nguyễn Phú Trọng đã gán cho những người đòi “các lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” là những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” hay đấy chính là cách hiểu của Ông về “phi chính trị hóa quân đội.”
Đáp trả việc ông Nguyễn Phú Trọng hô hào chống và xử lý những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” – cụm từ mà ông Trọng đã gán cho họ – ngày hôm sau nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng” đã viết “Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào”. Cũng trong ngữ cảnh đó cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện trong Tuyên bố của các Công dân Tự do mà ban đầu để ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Có thể thấy cụm từ “phi chính trị hóa” mà ông Kiên và những người ký Tuyên bố của các Công dân Tự do sử dụng lại có nghĩa đúng như từ “chính trị hóa” mà tôi đành dùng ở trên. Tôi hy vọng ông Gs. Ts. Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu được sự thực đơn giản, dẫu có vẻ mâu thuẫn về từ ngữ này.
Có thể kết luận, cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” là của ông Nguyễn Phú Trọng.
Không thừa khi nhắc lại chuyện trong công văn trả lời ngày 7-2-2013 ông Phan Trung Lý đã gán cho ông Nguyễn Đình Lộc việc “đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 công bố dự thảo Hiến pháp do Ông và một số công dân soạn thảo” trong khi tại Văn phòng Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 4-2-2013 ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói “mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi.”
Việc “chẻ chữ” ở trên với “phi chính trị hóa quân đội” cho thấy một nét tương đồng nào đó giữa trả lời của ông Phan Trung Lý ngày 7-2-2013 và phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25-2-2013. Thực ra, đấy là “thủ thuật” quá quen thuộc và khá hiệu quả, có thể đánh lừa nhiều người nhẹ dạ cả tin, thí dụ như việc đánh đồng đòi hỏi đa sở hữu về đất đai (có đất thuộc sở hữu nhà nước, tập thể, cộng đồng và tư nhân) với tư nhân hóa đất đai. Thủ thuật tinh vi này còn nguy hiểm hơn sự xuyên tạc rõ ràng hay chuyện “gắp lửa bỏ tay người” dễ bị phát hiện.
VTV, báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và một số tờ báo ăn theo đang ráo riết và hung hăng chống lại những người chủ trương “phi chính trị hóa quân đội” theo cách hiểu của Ông Trọng, đòi xử lý, trấn áp họ. Một trò đánh tráo khái niệm, rồi “gắp lửa bỏ tay người” rất không đàng hoàng và là không thể chấp nhận được. Tuy vậy, những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do vẫn nên cảm ơn các phương tiện truyền thông đại chúng này vì chúng đã “vô tình” quảng bá hộ và đã thông báo đến hàng chục triệu người dân Việt Nam về nội dung (dù đã bị bóp méo) của Kiến nghị 72 và Tuyên bố. Nhiều người không còn tin vào các phương tiện truyền thông này nữa và sẽ tò mò tìm hiểu để biết sự thật.
Cách phỉ báng, chụp mũ như đang được tiến hành chẳng dọa được ai, không có hiệu quả và chắc chắn “gậy ông” sẽ “đập lại lưng ông”.
Cho nên ngày 7-3-2013 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hô hào “cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại” việc đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, “phi chính trị hóa quân đội,” tư nhân hóa đất đai.
Hy vọng được nghe và có tranh luận sòng phẳng về những phân tích “có cơ sở lý luận” ấy.
Nguồn Cùng viết Hiến pháp
No comments:
Post a Comment