Saturday, July 20, 2013

Hai trăm mười bảy (217) bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh

  - “…Thâm ý của Trần Dân Tiên là muốn biến hình ảnh ma ảo thành hiện thực, sống mãi trong lòng người dân Việt. Kẻ ác luôn luôn có mục đích như thế. Ngoài ra được sự phụ họa của Hoa Nam, họ Hồ hiển thánh trở thành "cha già dân tộc". Buồn nhất là có lắm kẻ trí tuệ mờ tối chấp nhận để họ Hồ lừa đảo."

Cha mẹ đặt tên cho con mang tính hy vọng, tất cả đều hướng về mai sau tươi sáng, vào một đời nhân ái, đạo đức, trang nhã, thanh bạch, làm người tốt để xây dựng xã hội nhân bản hơn. Cha mẹ không bao giờ đặt tên cho con mình với những cái tên Z, Y, X, hoặc những tên biểu hiện sự bạo tàn, bỉ ổi, thối tha và trộm cướp v.v... Họ tên đôi khi được dùng để ghi nhớ những thành tích lịch sử, thể hiện huyết thống, gia phả của quê cha đất tổ.

Cho nên làm người, việc đầu tiên phải biết tên họ của chính mình, và biết giá trị điểm đứng, vị trí trong không gian hiện hữu. Họ tên cũng mang tính chất thiêng liêng, cho nên người ta còn nói "bán mạng không bán tên". Không rõ ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng CSVN, học từ đâu cái thói ẩn núp quá ư phiền lụy, mà ông ta có đến 217 họ tên khác nhau. Ông có quá nhiều tên để trở thành một nhân vật xuất chúng. Thực tế đã chứng minh "kẻ bất lương thay tên đổi họ, xoay như chong chóng".

Một họ, một tên cũng đủ tạo ra sự nghiệp lớn, nhiều tên lắm họ làm sao thực hiện được trọn vẹn chức năng của con người. Tham vọng lớn con người xem ra quá thấp hèn. Bất cứ ai yêu đất nước không nhất thiết phải tạo ra quá nhiều huyền thoại về mình bằng những họ tên phi nghĩa lý. Điều cần thiết là biết lấy lương tri, kiến thức để thuyết phục quần chúng, và lấy khả năng, sự nghiệp để quản trị đất nước. Không ai vay mượn súng đạn để khuất phục nhân dân. Độc tài, độc đảng không thể dùng để làm nguyên tắc quản trị đất nước. Việc một vị nguyên thủ có quá nhiều bí danh, bí số qua những tên Hán, Nga và Pháp, chứng tỏ đương sự chỉ có chủ đích đánh lừa, đổi trắng thay đen, làm rối mù lịch sử dân tộc. Đương sự liều lĩnh áp đặt lên đất nước một chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai, kéo theo sự phân hóa của dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời chỉ biết tạo ra bất ổn. Lòng dân ly tán, xã hội phân chia và đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa hoà tan vào lãnh thổ Trung Quốc. Đất nước Việt Nam quằn quại, rên siết từ ngày có đảng Cộng Sản. Trải qua 70 dài năm đằng đẵng, người dân chỉ biết câm nín trong đau khổ. Hai trăm mười bảy (217) bí danh của ông Hồ Chí Minh đã bào mòn đất nước, tạo nên ly loạn. Đất nước tiêu hao vì chiến tranh, hết chiến tranh lại tiêu hao vì kinh tế. Hiện tại người dân đang dần dà mất hết sinh lực. Quả thực những bí danh do Hồ Chí Minh tạo ra thật đáng ái ngại. Những tên tuổi Hoa Nam đang lan tràn trên đất nước Việt Nam.

Chân dung Hán (Hồ Chí Minh) vẽ bởi họa sĩ John Carlton. AP Wirephoto lưu (d41850) 1969. Nguồn: Hoa Nam.

Để lại tên tuổi cho đời sau có một ngàn cách chân chính, không nhất thiết phải cố khuấy trộn bí danh, biệt danh, bút danh. Càng không thể lấy nó để dựng nên cô hồn hiệp đảng, dùng sức mạnh để cướp chính quyền. Để rồi cuối cùng thiên hạ ngỡ ngàng khám phá sự thật họ Hồ chẳng qua là một người Trung Quốc, lòng Hán áo Việt. Đương sự có thể nào thương dân Việt được.

Chúng ta xem xét một tư liệu thật bất ngờ về Hồ Chí Minh. Mời quý bạn đọc duyệt qua 217 tên gọi để thử tìm hiểu con người phức tạp này và nhận diện ít nhiều vị lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam vĩ đại, điêu ngoa tuyệt đỉnh.

Họ tên nguyên thủy 1890

01. Nguyễn Sinh Cung.

02. Nguyễn Sinh Côn.

Họ tên thiếu niên và trưởng thành 1893-1911

03. Nguyễn Tất Thành.

04. Nguyễn Văn Thành.

05. Nguyễn Bé Con.

Nguyễn Ái Quốc (x)năm 1924 ở Moskva, chụp ảnh chung với Lev Trotsky. Nguồn: Hoa Nam.

Hồ Chí Minh hoạt độngCộng Sản Pháp và tình báo KGB

06. Asan (Á Tam- 阿三), 1911 [1]

07. Paul Tất Thành (Nguyễn Tất Thành - 阮必成), 1912.

08. Nguyễn Kinh Thiên Aiguo (Nguyễn Ái Quốc - 阮爱国). Ông Big Brother giới thiệu tham dự những buổi sinh hoạt đảng CS Pháp, Paris 1919.

09. U L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1922.

10. H A. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Người cùng khổ, năm 1923.

11. Li Rui Chí (Hồ chí Minh hóa danh Lý Thụy - 胡志明化名李瑞). Ngày 13 tháng 12 năm 1924, từ Liên Xô đi Quảng Châu, Trung Quốc.

12. T V. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng ?

13. Loo Shing Yan, 1 tài liệu, ngày 12 tháng 11 năm 1924. Bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp (Loo Shing Yan - Nữ đảng viên Quốc Dân Đảng)

14. Nilốpki, 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926. 1924 (hồ sơ khác ghi 1924).

15. Z A C, 1925. Bí danh nữ tình báo.

16. Howang T.S, 1 tài liệu Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 1925

17. LT, 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954. (hồ sơ khác ghi 1925)

18. X X, 1926.

19. H T, 1 tài liệu "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.

20. X. 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.

21. AP, 1 tài liệu, bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương"- tạp chí Inpekorr. Tiếng Đức. số 22. 1927.

23. Lin, 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939. (có nơi ghi Line. 1924-1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc).

24. N K, 1 tài liệu "Sự thống trị của đế quốc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.

25. N A K, 1 tài liệu "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928.

26. Wang, 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.

27. N, tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924. (hồ sơ khác ghi 1923).

28. T V Wang, 1930.

29. Victo, 1930.

30. Vichto Lơ bông, (Victor Lebon), 1930 ?

31. L M Wang, 1930.

32 .Quac.E. Wen, 1931.

33. K V, 1931.

34. V, 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.

35. K, 1931.

36. New Man, 1933.

37. Li Nốp, 1934.

38. P C Lin, 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.

39. X Y Z, 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

Xác ướp Hồ Chí Minh nằm trong quan tài pha lê, được tình báo Hoa Nam âm thầm tráo đổi, quan tài pha lê thay đổi thây ma đã mấy lần, kẻ trộm cướp xác, người giả thay vào biểu diễn ngoạn mục. Cho đến nay người dân Việt Nam mới biết được một phần, khi ấy truyền thông thế giới đã biết tên bi danh Hồ Chí Minh. Đến lúc xác ướp rỉ rõ mạnh, mọi lưu trữ trong dối trá bấy lâu, nay tiết lộ. Và AP Wirephoto đến AP. Lấy chân dung họ Hồ, phân tích, đối chiếu; bản gốc lần thứ nhất, chụp họ Hồ ngày 12/3/1950, lần thứ nhì ngày 20/6/1950 đúng 60 tuổi, và lần thứ ba 66 tuổi (1966). Cho thấy cả ba chân dùng trên không cùng một người. Sau đó người ta công bố (Câu chuyện dài về Hồ Chí Minh).Nguồn tư liệu mật: Hoa Nam.

Tình báo KGB-Hoa Nam

40. Albert de Pouvourville, 1920.

41. Phéc-đi-năng (Ferdinand).

42. Culixe,1 tài liệu ngày 13 tháng 2 năm 1922. (bản gốc tài liệu tiếng Pháp đề: "Culixe" Nguyễn Ái Quốc dịch.

43. Pôn, 1 tài liệu ngày 27 tháng 2 năm 1930. (hồ sơ khác ghi Paul Thành 1915).

44. Vichto, 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.

45. Henri Tchen (Trần). 1922.

46. Un Annamite. (Một người An Nam), 1924.

47. Liwang, 1927.

48. Teng Man Huon, 1935. Bí danh nữ tình nhân

49. N A Q. 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.

50. Pôn (Paul), 1930.

51.Vector Lebm.

52. Q TH, 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946. (hồ sơ khác ghi 1945)

53. Q T, 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.

54. T C, 1946.

55. Đ H, 1946.

56. A, 1947.

57. Z, 1947.

58. H G, 1949.

59. AG, 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950.

60. Đ X, 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc. (hồ sơ khác ghi 1951).

61. N T, 1951

62. H B, 1 bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.

63. K C, 1957

64. T, 1958

65. V K, 1 tài liệu "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960. (có nơi 1951).

66. CK, 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.

67. K K T, 1960

68. Ly, 1961

69. Ch-Kopp (A-la-ba-na). 1963

70. CS, 1964

71. LK, 1964

72. K O, 1965

73. B.

74. E Wan.

75.K K V.

76.Lonis-Berlin.

77. Wau you. Bí danh dùng khi ở Hương Cảng.

78.Loa Roi Ta.

79. Paul.

80. Dic-donc (Đi Đông)

81. H C M. Mật bút viết 8 tài liệu, từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.

82. Lý Mỗ(李默), 1925.

83. Trương Nhược Trừng(张弱惩) 1925.

84. Vương Sơn Nhi (王山儿), 1925.

85. Vương (王), tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).

96. Mộng Liên (梦联), 1926. Bí danh nữ tình nhân

87. Tống Thiệu Tổ (宋绍祖), 1926. Bí danh nữ tình nhân

88. Vương Đạt Nhân (王达人), 1926.

89. Tiết Nguyệt Lâm (节林月), 1930. Bí danh nữ tình nhân

Năm 1950, Shangjian Kang (Thượng Kiện Khang - 尚健康) Hồ Chí Minh "60 tuổi", bí mật qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc, sau đó cùng đi với tướng Chu Đức (朱德), tướng Nhiếp Vinh Trăn (聂荣臻), tướng Lý Duy Hán (李维汉), tướng Liêu Thừa Chí (廖承志), đến Bắc Kinh. Ảnh chụp tại cửa Nam Trung Quốc thuộc phía Bắc của Ải Nam Quan Việt Nam. Nguồn: Hoa Nam.

Tình báo Hoa Nam

90. Tống Văn Sơ (宋范初), 1931.

91. Lâm Tam Xuyên (林三穿), 1939.

92. Hồ Quang (濠光). thiếu tá Côn Minh và Quế Lâm. (hồ sơ khác ghi 1938-1940)

93. Cúng Sáu Sán (朝六菌). 1941.

94. Hồng Liên (紅联), 1953. Bí danh nữ tình nhân

95. Thu Sơn(秋山), 1942.

96. Cheng Vang (郑旺Trịnh Vượng) 1923.

97. Lucius, 1945.

98. K T, 1948.

99. K Đ, 1948.

100. G, 1949.

101. T T, 1949.

102. Shangjian Kang (Thượng Kiện Khang - 尚健康) Hồ Chí Minh "60 tuổi", bí mật qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc, sau đó cùng đi với tướng Chu Đức (朱德), tướng Nhiếp Vinh Trăn(聂荣臻), tướng Lý Duy Hán (李维汉), tướng Liêu Thừa Chí(廖承志), đến Bắc Kinh, năm 1950.

103. Din, 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953. (hồ sơ khác ghi 1950).

104. T L, 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969. (hồ sơ khác ghi 1950)

105. CB,147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)

106. H, 1951.

107. Ph K A, 1959.

108. Jean Fort, 1960.

109.V Quac.

110. LW Vương.

111. Pan.

112. S Chon Vang.
113. Jeng Man Huân. (Trịnh Hoan Vấn郑欢文) Bí danh nữ tình nhân.
114 – 115. Tuyết˗Lan, 1935˗1960. Bí danh (Trịnh Hoan Vấn - 郑欢文) và (Ngọc Lan Châu - 玉兰洲) nữ gián điệp.[3]

116. Thanh Lan, 1963. Bí danh nữ gián điệp.

117. Ngô Tam, 1963. Bí danh nữ tình nhân.

118. Thu Giang, 1959.Bí danh nữ tình báo.

119. Đ L Đ. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc.

120. T R. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Cứu quốc.

121. H L. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân.

122. H C. Bút danh ký dưới bài viết đăng trên báo Nhân dân.

123. L. Bút danh ký dưới bài viết năm 1959.

124. Lý Thụy (李瑞). 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926. (hồ sơ khác ghi 1925)

125. Lý An Nam (李安男). 1924-1925

126. Bình Sơn (平山), 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.

127. La Lập (啦立). Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.

128. Vương Bạc Nhược (王白弱). Bí danh dùng khi hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm 1925

129. Trần Vương (陈王).

130. Tân Sinh (新生). Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.?

131. Trầm Lam. Bí danh nữ tình nhân.

132. Ai QuaQue (爱过桂). Bí danh nữ tình nhân.

133. Lý Tín Tống (李信宋).





Tình báo KGB xác định Nguyễn Ái Quốc (Нгуен Ай Куок), đã qua đời năm 1932, tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932), hài cốt hiện đang lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow…Khi ấy Hoa Nam tạo ra một hồ sơ Hồ Chí Minh hoàn toàn mới, theo kỹ thuật chỉnh hình, tạo thành sản phẩm chính trị, Trung Quốc nhằm mục đích bành trướng Đông Á. Đến năm 1965. KGB tìm được đáp số chứng minh: Chân dung thực Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 3 năm 1965, ngày 15 tháng 9 năm 1965, và ngày 15 tháng 6 năm 1966. Cho thấy cả ba chân dùng trên không cùng một người. Nguồn tư liệu mật: Hoa Nam.

Đảng CSVN phiên bản của tình báo Trung Quốc˗Việt Nam với những tên rất Việt

134. Nguyễn Hữu Văn.

135. Nguyễn Hải Khách

136. Nguyễn Lai.

137. Chính.

138. Tín.

139. Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911)

140. Tất Thành.

141. Ng.A.Q. Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922. (có nơi ghi 1921-1926).

142. Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942. (có nơi 1919)

143. Nguyễn.A.Q, 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.

144. Nguyễn. 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928. (hồ sơ khác ghi 1923)

145. Chú Nguyễn. Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.

146. Ái Quốc, 1924

147. N Ái Quốc, 1 tài liệu ngày 16 tháng 12 năm 1927.

148. Ng. Ái Quốc, 1930

149. Ông Lai, 1927

150. Thọ, 1928

151. Nam Sơn, 1928

152. Chín (Thầu Chín) 1928.

153. Ông Lý (李), 1930.

154. Công Nhân, 1930.

155. Đông Dương, 1931.

156. Ông Lu, 1924.

157. Ông Trần, 1940 .

158. Già Thu, 1941.

159. Kim Oanh, 1941. Bí danh nữ tình nhân.

160. Bé Con, 1941.

161. Ông Cụ, 1941.

162. Hoàng Quốc Tuấn, 1941.

163. Bác, 1941.

Tháng 7 năm 1970, sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Trung Cộng ghi công, mở cuộc thi sáng tác vẽ tranh hí họa. Hoạ sĩ Phi Canh đoạt giả nhất với tác phẩm Cáo Hán (Hồ Chí Minh), loan tải trên báo: Nghệ thuật tranh ảnh (Picturechina). Nguồn: Hoa Nam.

164. Xung Phong, 1942.

165. Hồ Chí Minh (胡志明). Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969.

166. Hy Sinh, 1942.

167. Cụ Hoàng, 1945.

168. CM Hồ, 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.

169. Chiến Thắng, 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.

170. Ông Ké, 1945.

171. Hồ Chủ tịch, 1945.

172. Hồ (胡). 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947. (hồ sơ khác ghi 1945)

173. Trần Thắng Lợi. Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.

174. Trần Lực, 1949.

175. Lê Nhân. Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công"

176. Lê Quyết Thắng, 1948.

177. Xuân, 1946. Nữ gián điêp.

178. Một người Việt Nam. 1946.

179. Tân Sinh, 1947.

180. Anh, 1947.

181. Bác Hồ. Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.

182. Chí Minh, 1950.

183. Đinh, 1950.

184. Nguyễn Du Kích, 1951.

185. Nguyễn Thao Lược, 1954.

186. Lê. 1954.

187. Tân Trào, 1954.

188. Nhân dân, 1951.

189. Nguyễn Tân, 1957.

190. Chiến Sĩ. Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1969. (hồ sơ khác ghi 1958).

191. Nguyễn Kim. 1963.

192. Nguyễn Văn Trung, 1963.

193. Dân Việt, 1964.

194. Đinh Văn Hảo, 1964.

195. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 1959.

196. Lê Ba. 1 tài liệu "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966. (báo Nhân dân số 4407).

197. Nói Thật, 1966.

198. Chiến Đấu, 1967.

199. Việt Hồng, 1968. Nữ gián điêp Vũ Thị Việt Hồng.

200. Đinh Nhất, 1968.

201. Trần Lam, 1960.

202. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960.

203. Lê Nông, 1964.

204. Lê Thanh Long, 1963.

205. Luật sư Th Lam, 1961. Bí danh nữ tình nhân, điệp viên Hoa Nam.

206. Ông Lý Hồng Công.

207. Nguyễn Lai.

208. Trần Lực. Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.

209. Lan. (Mỹ Lan) Bí danh nữ tình nhân.

210. Ông Trần.

211. Trần.

212. Nói Thật.

213. Kỳ Viễn (期远).

214. Lê Đinh. Ký trong một số bức điện gửi ra nước ngoài.

215. Diệu Hương. Bút danh ký dưới bài đăng báo Thanh niên, năm 1926. Bút danh nữ tình nhân.

216. T Lan.Viết cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện" 1961. Tự bốc thơm qua bút danh nữ tình nhân. T Lan tên của một tình nhân.

217. Trần Dân Tiên.Tác giả của "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch". Tình báo Hoa Nam gợi ý Hồ Chí Minh lấy bí danh cuối cùng Trần Dân Tiên để tự viết ca tụng đời mình.

Chữ ký, tên gọi, bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh. - Nguồn: Hoa Nam.

Xác định 7 nhóm bí danh, biệt danh, bút danh:

1 ‒ 23 phụ nữ, yêu quí nhất của Hồ Chí Minh có bí danh, bí số theo từng thời gian chung sống [3].

2 ‒ 34 bí danh, biệt danh Hán tộc.

3 ‒ 14 bít danh, biệt danh hoạt động thời Cộng Sản Pháp.

4 ‒ 20 bí danh, biệt danh Cộng Sản Nga.

5 ‒ 34 bí danh, biệt danh Trung Cộng.

6 ‒ 39 bí danh, biệt danh Hoa Nam.

7 ‒ 53 bí danh, biệt danh, bút danh Cộng Sản Việt Nam.

Phải có nhiều lý do tại sao đảng CSVN không công bố bút danh Trần Dân Tiên vào danh sách tự hào đời riêng tư của chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì bút danh thứ 217 Trần Dân Tiên chính làtác giả của "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch". Tự viết một tác phẩm ca tụng chính mình vĩ đại. Bản chất Trần Dân Tiên là thế đấy. Y nằm trong tim của họ Hồ, tự vẽ thân phận mình thành thần thánh, ca tụng, bốc thơm, thể hiện thành tích sống của vị thầy. Nhờ đó huyền thoại về họ Hồ càng lúc càng được củng cố. Thâm ý của Trần Dân Tiên là muốn biến hình ảnh ma ảo thành hiện thực, sống mãi trong lòng người dân Việt. Kẻ ác luôn luôn có mục đích như thế. Ngoài ra được sự phụ họa của Hoa Nam, họ Hồ hiển thánh trở thành "cha già dân tộc". Buồn nhất là có lắm kẻ trí tuệ mờ tối chấp nhận để họ Hồ lừa đảo, để đất nước Việt Nam bị hệ lụy đến hôm nay (2013).

Về bút danh T Lan. Tác giả "Vừa đi đường vừa kể chuyện" 1961. Tự bốc thơm qua nguyên tác "Vừa nằm vừa kể chuyện", ý tứ lịch lãm trong phòng the dâm đảng, cho nên họ Hồ đổi lại "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Từ đó T Lan và họ Hồ trong trái tim "Vừa nằm vừa kể chuyện", chính là tình nhân không thể quên trong đời ông. [4]

Đã đến lúc người dân Việt Nam cần bình tỉnh để đưa đất nước sang một ngõ rẽ nhân bản hơn, bằng đồng thuận Dân Chủ Đa Nguyên, và sáng tạo một Dự Án Chính Trị đặc thù dân tộc Việt Nam. Từ bỏ ý thức hệ ngoại lai của người Cộng Sản, đã quay cuồng trong hư danh đại đồng dối trá, 70 năm đưa đất nước Việt Nam đến kiệt quệ mọi khả năng sống, hiện tại rơi vào trầm luân khốn khó trí tuệ, và bị đẩy ra khỏi thế giới tinh anh. Quả thực dân tộc Việt Nam đã rơi vào mạng lưới chiến lược của bí danh. Quá trình xây dựng bí danh đã ăn sâu vào lòng đất Việt. Nó bành trướng từng ngày và "sinh xôi nảy nở" đến hằng triệu bí danh. Đây là một loại vi trùng của "CS" đã đục khoét xã hội một cách tàn bạo, nó quyết liệt ăn mòn bệnh nhân, đến khi chết vẫn không biết Cộng Sản giết mình!

Chính Hồ Chị Minh còn không biết mình là ai. Năm 1959, nhận dịp về thăm cố quốc, ông tanói với Chu Ân Lai [5]:

"‒ Bạn (Trung Quốc và Liên Xô) là hai người anh trai, chị gái, khi gặp chuyện, chúng ta mới là anh, em (xã hội chủ nghĩa) không thể nhìn nhau xa lạ để làm gì? "."他曾经对周恩来说: "你们(中国和苏联)一个是大哥哥,一个是大姐姐, 你们闹矛盾,让我们这些弟弟妹妹(其他社会主义国家)怎么办 ?" [Tha tằng kinh đối Chu Ân Lai duyệt: Nhĩ môn (Trung Quốc hòa Tô liên) Nhất cá thị đại ca ca, nhất cá thị thư thư, nhĩ môn náo mâu thuẫn, nhượng ngã môn giá tá đề đệ muội muội (kí tha xã hội chủ nghĩa quốc gia) chẩm yêu biện]. Điều này chứng minh họ Hồ là người Hán, khác máu tanh lòng, nào phải người dân Việt!

Bao lâu nay đảng CSVN tự hào Hồ Chí Minh có 174 tên gọi [2], nhưng thực thế vượt hơn hẳn con số này. Nay chúng tôi truy tìm, bổ túc thêm 78 họ tên chính thức của họ Hồ, tổng cộng gồm có 217 bí danh, biệt danh, bút danh.

Một lần nữa xin lưu ý về họ tên:

‒ Văn bản, tên phổ, tên khoa học, biệt hiệu không nên nhầm lẫn với bút danh. Trong một vài trường hợp bí danh sử dụng tương đương tên thật. Và thử hỏi Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên và tên nào là thật. Phải chăng toàn là tên họ lưu manh, được đảng CSVN đánh bóng nhưng thực chất là một con người hoàn toàn ảo. Căn nguyên cuộc sống hằng ngày của họ Hồ đã bị mất, con người ấy không trung thực và trong sáng. Tiếc thay đến giờ này phần lớn nhân dân Việt Nam vẫn không biết về con người thật của Hồ Chí Minh.

Dân tộc Việt Nam ngày nay có cần thiết phải tự hào về người này nữa hay không. Trong quá trình xây dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ông Hồ Chí Minh có công đầu du nhập chủ thuyết Mác Lê và tất nhiên các đệ tử phải tiếp tục ca ngợi ông để duy trì quyền lãnh đạo đất nước và vấp phải bệnh lưỡng lự, không dám phạm đến ông và do đó không thoát ra khỏi vũng lầy lội mà chính ông đã tạo ra. Hy vọng người Việt yêu nước dứt khoát quyết định từ bỏ quá khứ tồi tệ, sớm lôi kéo nước Việt Nam ra khỏi vòng kiềm tỏa mờ mịt, u tối hiện nay.



__________________________________________

Tham khảo:

[1] Bút danh, bí danh, biệt danh họ Hồ: sachhiem.net, my.go.vn , Đôi Mắt.

[2] Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. "Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, công bố thống kê 169 tên chính thức, và nêu lên 17 bút danh khác của Hồ Chí Minh. Và NXB Quân đội nhân dân. "Hồ Chí Minh –Những tên gọi đi cùng năm tháng". Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên gọi; trong đó có 78 tên chính thức, và 96 tên bí danh, bút danh.

[3] Những phụ nữ đã qua tay họ Hồ, không có bí danh, biệt danh, bút danh. Cho nên, chúng tôi không bổ túc vào nội dung tư liệu này, xin hẹn quý độc giả vào dịp khác.

[4] Tư liệu Hoa Nam, do ký giả Cát Thuần cung cấp.

No comments:

Post a Comment