Tuesday, February 18, 2014

Không thể cắt, xóa lịch sử


Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979
Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979

     Ngày 17-02-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam. 17-02 đã trở thành ngày lịch sử của mọi những người dân Việt Nam. Dù họ là người dân thường hay quan chức, dù họ là trí thức hay người nông dân, dù họ là thương gia hay người công nhân, dù họ đang sống ở Việt Nam hay tha hương ở một nơi xa xôi nào đó…Đơn giản, vì họ là người Việt Nam, họ có chung lịch sử của một dân tộc đã sinh ra họ, dù là lịch sử hào hùng hay bi tráng,
Ngày lịch sử hào hùng

Rạng sáng 17-02-1979, quân Trung Quốc đã đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, từ Pa Nậm Cúm thuộc tỉnh Lai Châu đến Pò Hèn thuộc Qủng Ninh với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng quân sự hùng hậu, bao gồm 9 quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, pháo phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Khoảng 600.000 quân Trung Quốc tham chiến.
Việt Nam chỉ có 7 sư đoàn quân tinh nhuệ, một số trung đoàn của quân khu I và II, bộ đội địa phương, công an biên phòng cùng các đơn vị dân quần tự vệ. Tổng lực lượng phòng thủ của Viêt Nam chỉ khoảng 70.000.

Hàng vạn những người lính trẻ đã nằm lại tại biên cương tổ quốc.
Hàng vạn những người lính trẻ đã nằm lại tại biên cương tổ quốc.
Với lực lực lượng chỉ bằng 1/10 của quân Trung Quốc, nhưng quân và dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã anh dũng chặn đánh quân Trung Quốc (TQ), gây cho chúng thiêt hại nặng nề. Theo các số liệu chưa đầy đủ, 20.000 quân TQ bị giết, 62.500 bị thương, 270 xe tăng, 271 xe quân sự bị phá hủy. Ngày 18-03-1979 Trung Quốc đã phải tuyên bố rút hết quân ra khỏi Việt Nam. Tội ác trời đất không tha
Quân TQ đã thực hiện đi đến đâu phá sạch, đốt sạch. Chúng giết cả phụ nữ có mang, trẻ em, người già. Tổng cộng chúng đã tàn sát dã man hơn 10.000 dân thường. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 Lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Tội ác kể trên của TQ gây ra trong 30 ngày, về mức độ và thời gian thực hiện, chỉ có thể so sánh với tội ác mà quân Hitler đã gây ra với nhân dân các nước ở châu Âu trong những năm từ 1939 đến 1945. Họ cũng thật xứng đáng là người thày, người đỡ đầu của những tên Khơ Me Đỏ, những kẻ đã „sáng tạo” ra những cánh đồng chết man rợ, làm cả thế giới kinh hoàng và ghê tởm.
Không thể cắt , xóa lịch sử
Đã 35 năm trôi qua kể từ khi xẩy ra cuộc chiến. Ba mươi nhăm năm là thời gian quá đủ để chúng ta suy tư, chiêm nghiệm về cuộc chiến. Cuộc chiến tranh 17-02-1979 là cuộc chiến tranh xâm lược của những kẻ theo chủ nghĩa Đại Hán. Tội ác của chúng đối với nhân dân ta cần được ghi vào sử sách để các thế hệ người Việt ghi nhớ, cảnh giác và không để cho nó tái diễn.
Những chiến sỹ và đồng bào đã chiến đấu chống lại quân xâm lược, nhiều người đã hy sinh là những anh hùng của dân tộc phải được tôn vinh, nhắc nhở để mọi thế hệ kế tiếp biết ơn và giữ gìn truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.
Nhưng sự hành xử của chính quyền trong hàng năm khi đến ngày 17-02 khiến chúng ta bất bình và tủi hổ.
Về mặt nhà nước, không có bất cứ một hình thức kỷ niệm nào. Không những thế, chính quyền còn ra chỉ thị cấm các cá nhân, tập thể tổ chức kỷ niệm niệm ngày lịch sử này. Đối với chính quyền hiện tại, dường như ngày lịch sử 17-02 không còn tồn tại trong đầu óc họ.
Mới hôm qua, ngày 16-07, để ngăn chặn những người tổ chức tưởng niệm đồng bào chiến sỹ hy sinh trong cuộc chiến cách đây 35 năm tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Cảm tử quân, họ đã cho các cụ bô lão và các cháu đoàn viên thanh niên nhảy múa . Nhà thơ Đỗ Trung Quân từ Sài Gòn đã viết: „Nhảy nhót chả có gì sai, nhưng dàn trận để quấy rối những cuộc tưởng niệm đồng bào chiến sỹ trong ngày bọn xâm lược tấn công 35 năm trước thì trông hèn nhục”.
Nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ để ngăn cản buổi tưởng niệm. Ảnh FB 16/2/2014
Nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ để ngăn cản buổi tưởng niệm. Ảnh FB 16/2/2014
Hơn 700 tờ bào của nhà nước gần như không nhắc nhở đến ngày lịch sử  17-02-1979, bộ phim “Cháy mãi bản anh hùng ca giữ nước” nói về cuộc chiến 17-02 cũng bị cấm chiếu trên VTV1. Lác đác trên mạng ỉnternet, một vài bải báo về ngày 17-02 được đưa lên lại nhanh chóng bóc xuống giống như trò ảo thuật. Phải chăng chính quyền muốn xóa ngày 17-02 khỏi ký ức của người dân Việt Nam?
Những bài học lịch sử
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ngày 17-02 là bài học cho Việt Nam. Bài học đầu tiên là bài học về tính kiêu ngạo, chủ quan của những người lãnh đạo. Gíá như không có những tuyên bố huyênh hoang sau năm 1975, rằng từ nay không còn kẻ thù nào dám động đến ta, giá như không có lòng tin mù quáng vào tình anh em, đồng chí “môi hở răng lạnh”, có thể cuộc chiến đã không xẩy ra và nếu xẩy ra, chắc chắn chúng ta sẽ không bị bất ngờ, tổn thất của ta sẽ ít hơn, và kẻ xâm lược Đại Hán đã được dậy cho bài học sâu sắc hơn.
Chính quyền Việt Nam đang theo đuổi đường lối ngoại giao nhu nhược, lại cho là mình khôn ngoan hãy nhớ các bài học lịch sử của thế giới.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hẳn đã nghe về Hiệp Ứơc Ribbentop-Molotov. Sau nhiều lần đàm phán bí mật, ngày 23-08-1939, tại Moskova hiệp ước giữa Đức và Liên Xô mang tên hai bộ trưởng ngoại giao Đức và Liên Xô đã được ký kết. Nội dung hiệp ước hoàn toàn giữ bí mật, sau này người ta biết nội dung của hiệp định, trong đó Hitler và Stalin thỏa thuận phân chia nhau lãnh thổ Ba Lan và chia chác ảnh hưởng đối với các nước thuộc đông Âu và vùng biển Ban Tích. Nước Đức sau đó bội ước, 22-06-1941 đã tấn công Liên Xô. Những người cộng sản Liên Xô đã đi đêm với Hitler để tránh chiến tranh và trục lợi, nhưng chiến tranh vẫn đến.
Để tránh né chiến tranh với Hitler, ngày 30-09-1939 ba nước Anh , Pháp, Ý đã ký với Hitler Thỏa Ước Munich, cho phép Đức sát nhập vùng Sudeteland giầu có của Tiệp vào lãnh thổ Đức. Chính quyền Tiệp lúc đó yếu hèn, không được mời tham gia hội nghị nhưng đã đồng ý với nội dung thỏa hiệp vì nghĩ rằng không thể chống chọi được với Hitler. Đầu năm 1940, Hitler đã chiếm hết lãnh thổ Tiệp và tuyên chiến với Pháp và Anh.
Những bài học trên đây giúp chúng ta nhận rõ, đối với các chính quyền độc tài, theo đuổi chủ nghĩa bành chướng, tôn thờ chủng tộc thì ngay cả những hiệp định, những thỏa thuận mà họ đã ký kết, hứa hẹn, họ sẽ sẵn sàng xé bỏ.
Những lời đường mật “bốn tốt” và „mười sáu chữ vàng chỉ là những lời lừa bịp của những kẻ nham hiểm.
Đường lối ngoại giao nhu nhược đối với người láng giềng tham lam, bành trướng sẽ không đảm bảo an ninh cho đấtt nước.
Warszawa 17-02-2014
© Đinh Minh Đạo
© Đàn Chim Việt

No comments:

Post a Comment