Thảm
họa đã xảy ra vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Chiếc Boeing 777 số hiệu
MH17 của hãng hàng không Malaysia bay từ Amsterdam đi Kuala Lampur bị nổ
và rơi xuống thị trấn Torez, ở phía Ðông của Ukraine, gần biên giới với
nước Nga. 298 người trong đó 283 hành khách và 15 người của phi hành
đoàn không một ai sống sót.
Trong số các nạn nhân có nhiều nhà khoa
học, những diễn giả quan trọng, bay qua Melbourne (Australia) để tham dự
Hội Nghị Quốc Tế AIDS 4 lần thứ 20 vào ngày 20 tháng 7, và 80 trẻ em.
Hai phần ba số nạn nhân là người Hà Lan.
Cho đến nay vẫn chưa có chứng cứ nào thật
rõ ràng và chuẩn xác về chiếc máy bay bị nổ và rơi như thế nào. Những
điều tra ban đầu và dựa trên các dữ liệu thu thập được, báo chí phương
Tây và Ukraina cho rằng máy bay bị bắn bởi hỏa tiễn SA-11 của Nga cung
cấp cho quân ly khai thân Nga. Trong khi đó, báo chí Nga phủ nhận điều
này và nói rằng lực lượng phòng không của Ukraina mới là thủ phạm.
Chúng ta đã quá quen với sự dối trá muôn
thuở của chế độ cộng sản và giờ đây bộ máy tuyên truyền của “Sa hoàng”
Putin lại tiếp tục diễn những trò nghịch lý, đáng xấu hổ.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1983, máy bay phản
lực SU-15 của Liên Xô đã bắn rơi Boeing 747 dân sự của Hàn Quốc làm 269
hành khách thiệt mạng. Moscow ban đầu cũng phủ nhận sự thật như vậy xảy
ra. Mãi sau khi dư luận quốc tế đưa ra bằng cớ cùng sự ghi nhận của
Thiếu Tá Gennady Osipovich, người đã nhận lệnh từ mặt đất, Bộ Chính Trị
Liên Xô mới thừa nhận, nhưng bao biện rằng, chuyến bay mang tính khiêu
khích.
Và chỉ sau khi Liên Xô sự sụp đổ, nước
Nga mới chuyển dữ liệu cần thiết cho việc điều tra cho Tổ Chức Hàng
Không Dân Dụng Quốc Tế (ICAO).
Ngày 23 tháng 7,những thi hài đầu tiên
của các nạn nhân được chở về Hà Lan. Hà Lan để quốc tang. Một nghi thức
tiếp nhận tại sân bay vô cùng trang trọng, thể hiện sự đau thương vô bờ
và lòng tôn kính của cả nước dành cho những nạn nhân vô tội, xấu số, với
sự hiện diện của Vua Willem-Alexander, Hoàng Hậu Maxima và Thủ Tướng
Mark Rutte.
Một đoàn 40 chiếc xe tang sang trọng màu
đen được mô tô hộ tống chở thi hài từ sân bay về thị trấn Hilversum, nơi
trung tâm quân sự sẽ bắt tay ngay lập tức vào việc giám định thi hài
các nạn nhân.
Theo tờ Huffington Post, vào ngày 21
tháng 7 năm 2014, Ngoại trưởng Hà Lan, ông Timmermans, đã phát biểu
trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Ông Timmermans nói, “Chúng ta có mặt ở
đây để bàn về một thảm kịch, một vụ bắn rơi máy bay dân dụng, và về cái
chết của 298 con người vô tội.”
“Sự ra đi của gần 200 đồng bào của tôi đã
để lại một vết thương lớn trong trái tim của dân tộc Hà Lan, gây ra nỗi
đau, sự tức giận và tuyệt vọng. Ðau vì mất đi những người thân yêu. Tức
giận vì họ bắn hạ một chiếc máy bay dân sự. Và tuyệt vọng vì chứng kiến
quá trình chậm chạp đến đau đớn của việc bảo vệ hiện trường và thu thập
thi thể nạn nhân.”
“Trong những ngày qua, chúng tôi nhận
được thông tin rằng thi thể các nạn nhân đã bị tự ý di chuyển, tài sản
của họ bị cướp bóc. Chỉ một phút thôi, tôi muốn nói rằng tôi không phát
biểu với các bạn trên tư cách là đại diện của các quốc gia, mà với tư
cách là những người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, xin các bạn
hãy tưởng tượng như vậy.”
“Cho tới lúc chết, tôi vẫn không bao giờ
hiểu được rằng tại sao các nhân viên cứu hộ lại mất nhiều thời gian như
vậy mới được thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn của mình. Vì các thi thể đó
đã bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị chăng? Nếu ai đó ở đây nói về
trò chơi chính trị, thì nó đây, trò chơi chính trị được bày ra bằng xác
người, và nó thật đáng khinh miệt.”
“Chúng tôi yêu cầu được tiếp cận không
hạn chế với hiện trường máy bay rơi, yêu cầu thi thể nạn nhân được đối
xử một cách tôn trọng, yêu cầu giữ gìn phẩm giá của các nạn nhân và
những người thân đang chịu đựng mất mát. Họ xứng đáng được trở về nhà.”
Vâng, họ, những công dân rất mực bình
thường xứng đáng được trở về trong vòng tay của cả nước. Rất mực trang
nghiêm và tôn kính. Linh hồn của họ sẽ được an ủi. Sẽ giảm đi phần nào
sự đau thương, tiếc nuối của những người thân. Nó cho thấy tình yêu
thương và trách nhiệm của những người cầm quyền đối với công dân của
mình, dù họ ở cương vị nào. Một xã hội đầy tính nhân văn và nhân đạo mới
có thể làm được như thế.
Cho nên cũng không ngạc nhiên khi đất
nước này đã tiếp nhận những người Việt di tản cộng sản bị tàn tật trong
những năm 80. Nơi đây có mạng coffee shop hút tự do marihuana và những
điểm chích ma túy công cộng miễn phí cho những kẻ nghiện ngập không tiền
nhằm hạn chế tội phạm xã hội. Nơi đây những cô gái hành nghề mại dâm
đóng thuế, có chế độ hưu trí và có công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi
của mình.
Hà Lan cũng là quốc gia hiếm hoi hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và có luật trợ tử sớm nhất trên thế giới.
Ở một miền đất khác, xã hội chủ nghĩa, tốt đẹp hơn vạn lần các chế độ dân chủ tư sản, câu chuyện khác hắn.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2012, chuyến bay
VN194 của Vietnam Airline đưa hài cốt của 14 nạn nhân trong vụ cháy
xưởng may ở Nga từ thành phố Moscow về tới sân bay Nội Bài.
Vụ cháy xảy ra vào chiều ngày 11 tháng 9,
từ tầng hai của xưởng may ba tầng ở thị trấn Yegoryevsk, cách thủ đô
Moscow khoảng 100 km về phía Ðông Nam nước Nga. Thời điểm xảy ra cháy có
hơn 50 công nhân Việt Nam đang làm việc trong xưởng. Họ làm việc trong
căn phòng nhỏ chỉ rộng khoảng 20 m2, bị ông chủ khóa trái cửa ngoài và
bất lực chịu chết khi xảy ra hỏa hoạn.
Tại sân bay Nội Bài, tiếp nhận hài cốt
nạn nhân, không hề thấy một vị đại diện nào từ phía nhà cầm quyền, thậm
chí của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh Xã Hội, cơ quan chịu trách nhiệm về công
nhân xuất khẩu lao động. Chỉ nghe thấy tiếng than khóc trong tuyệt vọng
của gia đình các nạn nhân.
Ðiều này không chỉ nói lên sự vô trách
nhiệm mà còn là sự vô lương tâm, vô nhân đạo, coi mạng người dân như cỏ
rác, súc vật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Giống như cảnh tượng trên, sự đau xót
cũng không kém vào ngày 1 tháng 10 năm 2010. Trong dịp kỷ niệm “Một ngàn
năm Thăng Long-Hà Nội,” Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đọc bài diễn
văn dài chào mừng sự kiện nhưng đã không có một lời chia sẻ nào với miền
Trung đang bị ngập lụt, số người chết lên tới hơn năm chục và hàng chục
ngàn người đói rét, màn trời chiếu nước. Họ đã bắn pháo hoa ầm ĩ và tốn
kém ăn mừng lễ hội trong tình trạng đất nước bị thiên tai tang thương
như thế.
Mạng sống của con người thực sự được xem
là phương tiện phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị. Vì thế gần
hai trăm ngàn người đã bị giết chết oan trái vì chính sách tàn bạo và
ngu xuẩn của những tay nông dân vô học đi làm cách mạng trong Cải Cách
Ruộng Ðất.
Ba đến năm triệu người đã chết trong một
cuộc chiến lừa bịp “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.” Và “lòng phơi phới”
nhận một “tương lai” nghèo đói và lạc hậu sau 40 năm kết thúc chiến
tranh, một xã hội nhiễu nhương, không kỷ cương phép nước, một bộ máy cầm
quyền độc đoán, thối nát vì tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới, một
đất nước dấn sâu vào nợ nần và hao kiệt sinh lực vì những dự án tham
lam bị rút ruột!
Coi rẻ mạng người, sẵn sàng lừa gạt,
quẳng đám ngu dân vào khói lửa tương tàn vì những lý tưởng siêu thực,
ông trùm độc tài Cộng Sản Liên Xô J. Stalin đã nói, “Một người chết là
thảm họa, nhưng một triệu người chết thì chỉ còn là con số thống kê.”
No comments:
Post a Comment