- Sáng nay tôi lại đến trụ sở ủy ban nhân dân phường trình
diện theo định kỳ hàng tháng. Sau thủ tục chào hỏi thông
thường, đại diện chính quyền địa phương xuất hiện, nhưng lại
là một anh Phó Chủ tịch phường. Bắt tay anh mà mắt tôi cứ
nhìn ra ngoài cửa phòng như tìm ai khác. Ngoài phố một màu
trắng xóa, không thấy ai. Bỗng tôi nhớ mấy câu trong bản nhạc
bất hủ của nhạc sĩ Trường Sa: “Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
…” Rồi tự nhủ, “lời nào gian dối cũng xin qua rồi!” Quay trở về thực tại…, trước mặt tôi là 8 người đàn ông, 2 dân
sự và 6 công an. Khi tôi đưa ra bản “Báo cáo chấp hành án tháng
1/2015” theo thường lệ, bầu không khí của căn phòng trở nên căng
thẳng, vì lời lẽ tôi viết như sau chăng (?): “Vào ngày
22/1/2015, từ 23g15 đến 23g45, công an khu vực thuộc phường Tân
Phú đã đến kiểm tra việc “chấp hành án quản chế” của tôi tại
nhà riêng một cách vô lối mà không dựa trên bất kỳ văn bản
pháp lý nào. Thêm vào đó công an khu vực lại tự ý lập biên
bản và mời tôi lên trụ sở công an phường làm việc một cách
không cần thiết vào sáng ngày 26/1/2015. Theo tôi đó là sự lạm
quyền và cần phải chấm dứt.”
Hầu như suốt buổi làm việc, tôi và các anh công an tranh luận về cách diễn giải luật. Tôi mang theo hai văn bản luật pháp về cư trú và quản chế để “nói có sách mách có chứng”, nhưng các anh lại hiểu theo cách khác mà tôi không đồng ý. Vì các anh không nêu ra được văn bản luật biện minh cho cách hiểu của mình, nên chúng tôi đành kết thúc tranh luận và tôi nói rõ: “Tôi ghi nhận ý kiến của các anh, nhưng trừ phi các anh đưa ra quy định luật pháp nào nêu cụ thể cách diễn giải đó thì tôi chấp hành, bằng không tôi sẽ làm theo văn bản luật tôi có!” Các anh đáp lại rằng: “Chúng tôi chỉ có ý nhắc nhở, chứ không phạt anh, từ “xử lý” không có nghĩa là “xử phạt” nên anh không cần nhạy cảm như thế (!)” Tôi trình bày, “tôi là công dân và không thích công an khám nhà mình vào ban đêm, nên trừ phi có bằng chứng tôi vi phạm pháp luật, các anh không nên làm như vậy.”
Một anh an ninh ở Bộ Công an cùng dự khán, tỏ vẻ giận dữ rằng: “Anh viết như vậy khác nào chửi chúng tôi!” Tôi ngạc nhiên, “câu nào trong bản báo cáo đó được hiểu là “chửi” thế?” Anh ấy đáp, “anh có chửi hay không tự anh hiểu!” Tôi nói một cách thẳng thắn rằng: “Thứ nhất, không câu nào hàm ý chửi các anh. Thứ hai, rõ ràng các anh không quen nghe lời góp ý thẳng của dân, nên ai nói như vậy đều hiểu ngay là chửi.” Anh ấy đề nghị tôi viết lại bản báo cáo và bỏ đoạn nêu trên, tôi hơi cao giọng: “Tôi không việc gì phải viết lại, nhận hay không là chuyện của các anh. Nó thể hiện thái độ của tôi, chứ không phải là sự khiếu nại để có thể tách ra thành một văn bản khác.”
Một anh an ninh ở quận chuyển sang đề tài khác, hỏi rằng: “Trong một lần bình luận câu nói của Tổng thống Obama về Bắc Triều Tiên trên facebook, anh bảo các chế độ độc tài rồi sẽ sụp đổ. Ý anh là gì?” Tôi đáp, “mọi chế độ độc tài trên thế giới đều sẽ phải thay đổi, kể cả Việt Nam.” Anh ấy nói, “vậy chế độ ở Việt Nam sẽ thay đổi hay sụp đổ?” Tôi giải thích, “sụp đổ là một trong hai hình thức của thay đổi, nếu chuyển đổi như Myanma thì đó là sự thay đổi tốt đẹp, còn sụp đổ như các nước Đông Âu lại là sự thay đổi tệ hại.” Anh an ninh ở Bộ Công an gật gù, “tôi đồng ý với anh rằng sụp đổ là một hình thức của thay đổi, nhưng tùy theo cách nhìn của mỗi người mà nó tốt hay xấu thôi.” Tôi quay sang cám ơn anh vì đã hiểu đúng ý tôi muốn nói.
Một anh an ninh ở Sở Công an hỏi: “Nhóm 8406 kêu gọi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, anh nghĩ sao?” Tôi trả lời ngay rằng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi đó. Anh ấy hỏi lại, “tức là anh cũng muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng?” Tôi giải thích, “Điều 4 duy trì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, bỏ Điều 4 là xóa sự độc quyền đó, chứ không phải xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản; trong một thể chế đa đảng nếu tranh cử công bằng và nhận được sự tín nhiệm của toàn dân thì Đảng Cộng Sản hoàn toàn có thể cầm quyền và tôi sẽ ủng hộ điều đó bởi tôi cổ súy một nền dân chủ thật sự.”
Các anh an ninh hỏi tại sao tôi ca ngợi tuyên ngôn của nhóm Rapper Nah-Sơn, tôi đáp rằng tôi mong giới trẻ ngày nay nhìn nhận đa chiều các vấn đề xã hội, chứ không chỉ một chiều theo lời tuyên truyền của nhà nước, bởi lẽ thời đại ngày nay đã khác mươi năm trước, thông tin nhiều hơn, những giáo điều không còn phù hợp với thực tiễn của một nền kinh tế đang phát triển, tuổi trẻ dễ và cần tiếp nhận cái mới để góp phần phát triển đất nước.
Các anh an ninh tỏ vẻ khó chịu khi nhắc đến việc tôi tham gia hội luận trên mạng truyền thông của BBC vào ngày 22/1/2015, rồi giả vờ hỏi tôi đã nói gì trên đó. Tôi đáp khi được phóng viên BBC hỏi về các video clip “nhận tội” trong quá trình điều tra vụ án năm 2009, tôi đã nêu rõ rằng các đoạn chiếu trên truyền hình không phản ánh chính xác toàn bộ nội dung và mạch ý tưởng trong phần tường trình của tôi với cơ quan điều tra, vì đã bị cắt dán với mục đích tuyên truyền. Các anh giải thích rằng, “cắt dán là bình thường, giống như anh viết trên facebook vậy thôi (?)” Tôi không đồng ý và trả lời, “biên tập các bài viết trên facebook khác với việc tường thuật sai lệch có chủ đích.”
“Hơn nữa, tôi nói tiếp, lúc tôi phản đối việc đặt camera trong quá trình thẩm vấn, điều tra viên đã giải thích rằng việc thu hình là để báo cáo cấp trên chứ không nhằm chiếu trên phương tiện truyền thông đại chúng, nên tôi chấp nhận, nhưng cuối cùng các video clip đó vẫn xuất hiện mà tôi không biết.”
“Đó là sự man trá không thể chấp nhận,” tôi kết thúc.
Anh an ninh ở Bộ Công an bảo, “quay phim lúc điều tra là bình thường.”
Tôi đành bật cười, chẳng lẽ tôi phải giải thích với anh rằng quay phim là bình thường thật, nhưng tiết lộ các thước phim ấy trong quá trình điều tra vụ án chính là sự tiết lộ hồ sơ vụ án, một hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự rõ ràng và công nhiên của cơ quan điều tra. Sau này, tôi còn biết, một nhà ngoại giao châu Âu, sau khi xem video clip về tôi năm 2009, từng bày tỏ quan ngại rằng hành động đó đã vượt khỏi các chuẩn mực văn minh và quan niệm pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Làm sao giải thích cho các anh hiểu đây? Tôi thầm cầu Chúa ban phép mầu giúp tôi.
Buổi làm việc kéo dài từ 9 giờ đến quá 11 giờ mới kết thúc. Tôi bước ra khỏi cổng đến nơi đỗ xe và chợt nghe văng vẳng một giọng hát não nề từ đĩa nhạc phát to của quán cà phê phía đối diện: “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào?” Ái chà, tôi bỗng nhẩm đếm, còn đúng một năm nữa mới hết thời gian quản chế. Vậy là còn 365 ngày sầu nơi chốn này!
(Lê Công Định FaceBook)
Hầu như suốt buổi làm việc, tôi và các anh công an tranh luận về cách diễn giải luật. Tôi mang theo hai văn bản luật pháp về cư trú và quản chế để “nói có sách mách có chứng”, nhưng các anh lại hiểu theo cách khác mà tôi không đồng ý. Vì các anh không nêu ra được văn bản luật biện minh cho cách hiểu của mình, nên chúng tôi đành kết thúc tranh luận và tôi nói rõ: “Tôi ghi nhận ý kiến của các anh, nhưng trừ phi các anh đưa ra quy định luật pháp nào nêu cụ thể cách diễn giải đó thì tôi chấp hành, bằng không tôi sẽ làm theo văn bản luật tôi có!” Các anh đáp lại rằng: “Chúng tôi chỉ có ý nhắc nhở, chứ không phạt anh, từ “xử lý” không có nghĩa là “xử phạt” nên anh không cần nhạy cảm như thế (!)” Tôi trình bày, “tôi là công dân và không thích công an khám nhà mình vào ban đêm, nên trừ phi có bằng chứng tôi vi phạm pháp luật, các anh không nên làm như vậy.”
Một anh an ninh ở Bộ Công an cùng dự khán, tỏ vẻ giận dữ rằng: “Anh viết như vậy khác nào chửi chúng tôi!” Tôi ngạc nhiên, “câu nào trong bản báo cáo đó được hiểu là “chửi” thế?” Anh ấy đáp, “anh có chửi hay không tự anh hiểu!” Tôi nói một cách thẳng thắn rằng: “Thứ nhất, không câu nào hàm ý chửi các anh. Thứ hai, rõ ràng các anh không quen nghe lời góp ý thẳng của dân, nên ai nói như vậy đều hiểu ngay là chửi.” Anh ấy đề nghị tôi viết lại bản báo cáo và bỏ đoạn nêu trên, tôi hơi cao giọng: “Tôi không việc gì phải viết lại, nhận hay không là chuyện của các anh. Nó thể hiện thái độ của tôi, chứ không phải là sự khiếu nại để có thể tách ra thành một văn bản khác.”
Một anh an ninh ở quận chuyển sang đề tài khác, hỏi rằng: “Trong một lần bình luận câu nói của Tổng thống Obama về Bắc Triều Tiên trên facebook, anh bảo các chế độ độc tài rồi sẽ sụp đổ. Ý anh là gì?” Tôi đáp, “mọi chế độ độc tài trên thế giới đều sẽ phải thay đổi, kể cả Việt Nam.” Anh ấy nói, “vậy chế độ ở Việt Nam sẽ thay đổi hay sụp đổ?” Tôi giải thích, “sụp đổ là một trong hai hình thức của thay đổi, nếu chuyển đổi như Myanma thì đó là sự thay đổi tốt đẹp, còn sụp đổ như các nước Đông Âu lại là sự thay đổi tệ hại.” Anh an ninh ở Bộ Công an gật gù, “tôi đồng ý với anh rằng sụp đổ là một hình thức của thay đổi, nhưng tùy theo cách nhìn của mỗi người mà nó tốt hay xấu thôi.” Tôi quay sang cám ơn anh vì đã hiểu đúng ý tôi muốn nói.
Một anh an ninh ở Sở Công an hỏi: “Nhóm 8406 kêu gọi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, anh nghĩ sao?” Tôi trả lời ngay rằng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi đó. Anh ấy hỏi lại, “tức là anh cũng muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng?” Tôi giải thích, “Điều 4 duy trì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, bỏ Điều 4 là xóa sự độc quyền đó, chứ không phải xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản; trong một thể chế đa đảng nếu tranh cử công bằng và nhận được sự tín nhiệm của toàn dân thì Đảng Cộng Sản hoàn toàn có thể cầm quyền và tôi sẽ ủng hộ điều đó bởi tôi cổ súy một nền dân chủ thật sự.”
Các anh an ninh hỏi tại sao tôi ca ngợi tuyên ngôn của nhóm Rapper Nah-Sơn, tôi đáp rằng tôi mong giới trẻ ngày nay nhìn nhận đa chiều các vấn đề xã hội, chứ không chỉ một chiều theo lời tuyên truyền của nhà nước, bởi lẽ thời đại ngày nay đã khác mươi năm trước, thông tin nhiều hơn, những giáo điều không còn phù hợp với thực tiễn của một nền kinh tế đang phát triển, tuổi trẻ dễ và cần tiếp nhận cái mới để góp phần phát triển đất nước.
Các anh an ninh tỏ vẻ khó chịu khi nhắc đến việc tôi tham gia hội luận trên mạng truyền thông của BBC vào ngày 22/1/2015, rồi giả vờ hỏi tôi đã nói gì trên đó. Tôi đáp khi được phóng viên BBC hỏi về các video clip “nhận tội” trong quá trình điều tra vụ án năm 2009, tôi đã nêu rõ rằng các đoạn chiếu trên truyền hình không phản ánh chính xác toàn bộ nội dung và mạch ý tưởng trong phần tường trình của tôi với cơ quan điều tra, vì đã bị cắt dán với mục đích tuyên truyền. Các anh giải thích rằng, “cắt dán là bình thường, giống như anh viết trên facebook vậy thôi (?)” Tôi không đồng ý và trả lời, “biên tập các bài viết trên facebook khác với việc tường thuật sai lệch có chủ đích.”
“Hơn nữa, tôi nói tiếp, lúc tôi phản đối việc đặt camera trong quá trình thẩm vấn, điều tra viên đã giải thích rằng việc thu hình là để báo cáo cấp trên chứ không nhằm chiếu trên phương tiện truyền thông đại chúng, nên tôi chấp nhận, nhưng cuối cùng các video clip đó vẫn xuất hiện mà tôi không biết.”
“Đó là sự man trá không thể chấp nhận,” tôi kết thúc.
Anh an ninh ở Bộ Công an bảo, “quay phim lúc điều tra là bình thường.”
Tôi đành bật cười, chẳng lẽ tôi phải giải thích với anh rằng quay phim là bình thường thật, nhưng tiết lộ các thước phim ấy trong quá trình điều tra vụ án chính là sự tiết lộ hồ sơ vụ án, một hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự rõ ràng và công nhiên của cơ quan điều tra. Sau này, tôi còn biết, một nhà ngoại giao châu Âu, sau khi xem video clip về tôi năm 2009, từng bày tỏ quan ngại rằng hành động đó đã vượt khỏi các chuẩn mực văn minh và quan niệm pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Làm sao giải thích cho các anh hiểu đây? Tôi thầm cầu Chúa ban phép mầu giúp tôi.
Buổi làm việc kéo dài từ 9 giờ đến quá 11 giờ mới kết thúc. Tôi bước ra khỏi cổng đến nơi đỗ xe và chợt nghe văng vẳng một giọng hát não nề từ đĩa nhạc phát to của quán cà phê phía đối diện: “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào?” Ái chà, tôi bỗng nhẩm đếm, còn đúng một năm nữa mới hết thời gian quản chế. Vậy là còn 365 ngày sầu nơi chốn này!
(Lê Công Định FaceBook)
No comments:
Post a Comment