Lời nói đầu: Tôi không phải Nhà Hồ Chí Minh học
theo lề phải như Sơn Tùng, hay “đúng lề” như Nguyễn Thái Hoàng. Tôi chỉ
là người đọc sách như ức muôn người khác. Trong quá trình đọc sách (nay
đọc thêm liên mạng toàn cầu), tôi có thói quen hay ghi chép lại những
gì mình cho là cần ghi chép vào một cuốn sổ để khi cần thì dụng. Chuyện
này ngày xưa thì vất vả đấy và phải… dư lòng kiên trì, nay xem lại trong
nhà có tới mấy chục cuốn sổ ghi đủ trăm thứ bà rằn; ngày nay thì lại…
hơi bị giản đơn chỉ bằng 2 lệnh copy và paste là có thể tạo ra muôn vàn
files tư liệu chuyên đề. Vậy đây không phải là một bài nghiên cứu mà chỉ
đơn thuần là một bản thống kê không hơn không kém, xin mạnh dạn công
bố, và cũng xin các bậc thức giả bổ sung âu cũng có ích chi đó trong
việc tìm hiểu một góc cuộc đời của một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh
cãi gần như suốt hậu bán kỳ thế kỷ 20 mà có lẽ còn dài dài chưa biết khi
nào có thể dứt được. Nhất là trong dịp này, người ta lại đang rầm rộ kỷ
niệm ngày sinh lần thứ 120 (mà cũng không biết là có đúng thật thế
không?) của ổng
Cũng xin nói thêm một ý nhỏ: Khi
chuyển nhờ vài người bạn đọc trước, có người nói anh đánh số thứ tự 1,
2, 3 v.v… nó hữu hạn và khẳng định quá! Tiếp thu sáng ý của thân hữu,
tôi xin chuyển các chữ số thành các gạch đầu dòng ( – ), mong Quý bạn
đọc hiểu ý của bạn tôi.
Hồ Chí Minh đã từng tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs: “Tôi cô đơn lắm, chẳng có gia đình, chẳng có gì… Đã có lần tôi có vợ đấy…“1 (Theo Ho, tác phẩm của David Halberstam – người từng được tặng giải Pulitzer về báo chí. Nxb Random House, New York, 1971.
Có thật “Tôi cô đơn lắm,…” hay không?
Xin mời bạn đọc theo dõi:
***
- Út Huệ, những năm tháng trước khi Hồ Chí Minh (HCM) xuất dương.2
Về nhân vật (Út Huệ) cùng tác giả, thiết
nghĩ Quý bạn đọc cũng nên biết thêm mấy dòng trên một tờ báo: “Bằng
những chuyến đi không biết mệt mỏi, những cuộc tìm kiếm kiên trì, cuối
cùng ông đã gặp được bà Lê Thị Huệ để rồi từ những câu chuyện với bà Huệ
ở tuổi 80 ông đã tái dựng lại một trong những quãng đời gian khó, nhưng
đẹp đẽ và thơ mộng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”, “Năm 1981 Búp sen xanh
với 100.000 bản ra đời đã gây một tiếng vang lớn.”, “Cuốn tiểu thuyết
lần lượt nhận đủ các loại giải thưởng và chuẩn bị tái bản lần thứ 2 thì
không hiểu từ đâu xuất hiện một lời phán: cuốn sách “có vấn đề”. Ngày
23/6/1983, một tờ báo đã dành cả nửa trang phê phán Sơn Tùng dưới tiêu
đề Vài ý kiến về Búp sen xanh: “…Không thể nào có một
nhân vật Út Huệ yêu Bác, chờ đợi Bác, theo dõi con đường Bác đi cứu nước
suốt hàng chục năm mà trong tư tưởng, hành động lại không có biểu hiện
gì trước phong trào chung của cách mạng cả nước đang phát triển…”. Bài
báo kết luận: “Điều nguy hiểm hơn là tác giả Búp sen xanh đã gắn sự kiện
mối tình của Út Huệ và Bác với sự kiện cắm hoa huệ trong nhà sàn của
Bác ở Phủ Chủ tịch, và gắn sự kiện đó với câu nói của Bác năm 1962 khi
tiếp đoàn cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc: miền Nam luôn trong trái tim
tôi”. May thay, cuối cùng thì một kết luận chính thức của cơ quan chức
năng “Búp sen xanh không có vấn đề gì” đã dẹp bỏ những
lời đồn đại và phê phán vô căn cứ đó. Lập tức 100.000 cuốn của lần tái
bản thứ 2 đã ra mắt bạn đọc. Rồi mối tình của cô Út Huệ với chàng thanh
niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã được đưa lên màn ảnh bạc và ngày nay
người ta tiếp nhận nó như một lẽ đương nhiên…”
(Lê Thọ Bình – Vietnamnet 14/02/2004).3
- Cô thợ mũ thành Paris,
nơi ông để lại một người con gái, có tên Louise, và “Ông hiểu rằng đó
chỉ là trái cây không chờ đợi của những cơn điên cuồng thân xác”.4
- Cô Bourdon, người
Pháp, HCM có thư tỏ tình ngày 10/5/1923, cô có thư từ chối lời cầu hôn
ngày 11/6/1923, thư lưu trữ trong văn khố Solotfom, série II, carton 14.5
- Marie Bière, vào 1920, người Pháp.6
(có phải cô Bourdon? Hay là người có con gái với ông như lời ông viết
trong di chúc ngày 14/8/1969: “Trước khi viết phần cuối của tờ di chúc
này, tôi xin thú nhận, tôi là một người không phải thần thánh gì nên khi
tôi còn sống cũng đủ “bảy tính” như kinh nhà Phật đã đề cập. Tôi không
có vợ, nhưng cũng có được đứa con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái
tôi, khi đọc tờ di chúc này sẽ tha thứ cho tôi đã không đủ bổn phận làm
cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn
âu yếm”.)7 Marie Brière được sử gia Daniel Héméry ghi là người tình cũng là đồng chí.8
Nhưng (để rộng đường nghiên cứu, xin dẫn)
một tài liệu khác lại nói: Khi về Hà Nội cầm quyền 1945-1946, người
Pháp có đưa một số cô đầm từ Pháp sang gặp Hồ Chí Minh, trong đó có cô
Brière chụp ảnh chung với Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh không mắc mỹ
nhân kế.
- Một người vợ tại Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô cung cấp, 9 (có thể là bà Véra Vasiliera mà Sơn Tùng đề cập trong tác phẩm<10>10> của mình? – NST). Theo Bùi Tín trong Mặt thật thì đúng là Véra Vasiliera (Chú ý thêm chi tiết:
Khi Hồ Chí Minh xuất hiện vào mùa hè năm 1934, có lý do để tin rằng ông
đã nghĩ mình đang là đối tượng của một cuộc điều tra nào đấy. Con gái
của Vera Vasilieva, lúc ấy được 10 tuổi, đã nhớ rằng ông thường ngủ trên
chiếc ghế trường kỷ trong ngôi nhà gỗ mà gia đình cô đang sống tại
trung tâm Moscow, dường như ông đang cố giữ thấp danh phận của mình. Nói
cho cùng Hồ đã liên quan đến hàng loạt những vụ bắt bớ dẫn đến tổn thất
nặng nề cho Phân Bộ Viễn Đông lẫn ĐCS Trung Quốc trong năm 1931.
Vasiliera [đôi tài liệu viết là Vasilieva], một người ngây thơ và có lẽ
là một người Bolshevik thiếu đầu óc tưởng tượng, từng được biết đến là
đã bảo vệ những bạn bè bị tố cáo về những tội danh chính trị cũng như
người chồng của bà là Mark Zorky).11
Có lúc HCM tìm đến đàn bà như là một kiểu… thư giãn hay nghe
“Manabendra N. Roy, lãnh tụ Cộng Sản Ấn Độ từng là ủy viên chính trị của
Đệ Tam Quốc Tế, nhưng bị khai trừ năm 1928, trong tác phẩm Men I met kể
về những người từng một thời gặp gỡ có đoạn nhắc đến Hồ Chí Minh với
cách sinh hoạt như sau: “Vì ở Nga không có những quán cà phê kiểu Paris
mà ông ta thường lui tới nên để bù lại cuộc sống kham khổ buồn chán của
Mạc Tư Khoa trong những năm 20, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thú vui nơi đàn
bà. Đó là các nàng tư sản sa đọa hay các thanh nữ cộng sản phóng đãng bị
thu hút mãnh liệt bởi những khóa sinh người châu Á”.”12
- Lý/Lương Huệ Khanh, là em gái bà Lý Huệ Quần – vợ Lâm Đức Thụ13.
Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn ở cùng Lâm, vợ chồng Lâm đã mối mai
Nguyễn cho cô Khanh. Hai người yêu nhau say đắm và họ có với nhau một
đứa con gái, [cô Khanh] về sau gia nhập Ðảng cộng sản Trung Quốc, rồi bị
Quốc Dân Ðảng Trung Hoa giết trong vụ biến Quảng Châu Công Xã
(12/12/1927).14
- Có người còn nói, sau này khi hoạt động tại Hồng Kông ổng cũng có một người vợ Tàu và có một con gái. Hồi năm 1950 ông có nhờ chi bộ Đảng Cộng sản tìm giúp nhưng không thấy.15
- Tuyết Lan (Thái Lan)
Một số tác giả ở nước ngoài cho rằng: Thời gian hoạt động ở Xiêm (Thái
lan), ông có yêu một cô gái tên là Tuyết Lan, đây cũng chính là tên T.
Lan mà ông đã dùng để viết sách, như cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện để tự đề cao mình, tương tự cuốn Những mẩu chuyện vê đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (với bút danh Trần Dân Tiên).
- Mao Từ Mẫn (Trung Quốc)?
- Tăng Tuyết Minh, vào 1926, chuyện này thì rõ như ban ngày. Xin mời vào 2 trang mạng có tên: HCM với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của Hoàng Tranh (Huang Zheng),16
Phó Viện Khoa Học Xã Hội, Quảng Tây, Trung Quốc, đăng trên tạp chí Ðông
Nam Á Tung Hoành (Trung Hoa) tháng 11-2001. Báo Diễn Ðàn, Paris, số
121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt.17-20; Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của ông của Khổng Khả Lập – NST ghi phỏng theo lời khẩu dịch của ZYX.17
Khi Đào Chú – uỷ viên thường vụ bộ chính
trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, phó thủ tướng chính phủ Trung Quốc sang
thăm Việt Nam, ông Hồ đã lặng lẽ nhờ một người thân tín trong hàng ngũ
lãnh đạo Hà Nội để nói riêng với Ðào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn
với một người vợ cũ ở Quảng Ðông. Ðào Chú đã vui vẻ nhận lời, không ngờ
hết thời gian Đào Chú điều dưỡng, hy vọng của ông cũng tan thành mây
khói. Thủ tướng Chu Ân Lai sau khi nghe vị phó thủ tướng dưới quyền kể
lại, đã thận trọng đưa ra nhận định: “Phải đề nghị phía Việt Nam xem xét
đã”. Mặt khác, Lê Duẩn không muốn làm hỏng hình tượng của “Cha già dân
tộc”, của Đảng quang vinh. Do đó chuyện… tái động phòng đã không xảy ra
(Nguyên văn “Hồ Chí Minh tằng tưởng tái hôn”.) Chuyện xảy ra năm 1959.18
Và theo Hồ Chí Minh sinh bình khảo, Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan), 19
Phần 4 cũng nhắc đến bà Tăng Tuyết Minh: “Năm 1925, NAQ tại Quảng Châu
quen người con gái Trung Quốc tên Tăng Tuyết Minh. Năm 1926 kết hôn, sau
khi cưới cả hai cùng ở trong căn biệt thự của Mikhail Borodin, có báo
cáo nói rằng kết quả cuộc hôn nhân này là một bé gái”.
- Lâm Y Lan (vào 1930),
do Đào Chú sắp xếp để cùng HCM đóng giả vợ chồng nhằm bảo vệ HCM trong
lúc phong trào ở Quảng Đông nói chung và khu hành chính Bạch Sắc bị
khủng bố. Dần dà tình cảm phát triển. Đoạn cuối bài viết của Viêm Hoàng
Xuân Thu, có liên quan đến chuyện này, như sau: “Tình yêu của Hồ Chí
Minh với Lâm Y Lan đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần Lâm Y Lan, bà ta
mất vào năm 1968, trước lúc lâm chung cũng không quên lấy ra quyển “nhật
ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh tặng cho mình và nhờ người chuyển cho Hồ
Chí Minh, cũng nhắn nhủ Hồ Chí Minh không nên quá buồn phiền. Hồ Chí
Minh nhận được tin người yêu thương mất, buồn không muốn sống nữa, lệ
rơi như mưa. Cách một năm sau đó, ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh
cũng đột ngột qua đời, giữa lúc hấp hối vẫn còn nhắc đến tên Lâm Y Lan”.20
- Nguyễn Thanh Linh
(khoảng 1920). Một người rất giống Lâm Y Lan, đến nỗi sau khi Đào Chú đã
cử Lâm [Y Lan] (1930), hôm Hồ Chí Minh tìm đến chỗ ở mới, thì: “… vừa
mới bước vào đến cửa liền đứng sững người lại vì kinh ngạc, vì người phụ
nữ đang đứng trước mặt ông ta rõ ràng là người mà ông ngày đêm tưởng
nhớ: Nguyễn Thanh Linh. Tựa hồ như trong giấc chiêm bao, Hồ Chí Minh
liền hỏi: “Thanh Linh, em… em chưa chết ư?” Cô gái [Lâm] cũng ngỡ ngàng
chưa hiểu được chuyện gì, nhìn kỹ ông ta rồi nói: “Ông có phải là Hồ Chí
Minh? Tôi họ Lâm, tên gọi là Y Lan”. Hồ Chí Minh lúc ấy mới biết là
mình đã nhận nhầm người, vội mỉm cười nhận lỗi: “Xin lỗi cô, tôi thất
thố quá!”.
Lát sau, Hồ Chí Minh mới chậm rãi kể lại:
10 năm về trước ông ta có yêu một người con gái tên là Nguyễn Thanh
Linh, nói đến chuyện ấy lại động lòng rơi lệ, gạt tay lau nước mắt lưng
tròng. Hồ Chí Minh viết trong nhật ký: “Tôi phát hiện ra rằng tự bản
thân mình cũng không thể là một con người “vô thần”, nhất định là tấm
lòng chân tình của tôi đã làm cảm động đến Thượng đế, tôi quyết không để
một lần nữa phải chia ly cô ấy”. 21
HCM và Nguyễn Thanh Linh gặp nhau cụ thể ở đâu? Trong trường hợp nào? Chưa thấy mấy ai nói đến!
Ngày 19/05/2010
Nguyễn Hữu – Hà Nội
1 Hồ Chí Minh – Nhận định tổng hợp, Chương 4, Minh Võ, http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/index.php?t-6090.html & http://www.saigonforsaigon.org/staticpages/index.php?page=20060401123059916
2 Búp sen xanh, Sơn Tùng, xuất bản tại HN.
4 Đỉnh cao chói lọi, chương Ký ức vốn buồn nhớ và sầu thương cho chính nó, Dương Thu Hương, tr.442…, Bản riêng của NST – http://www.diendan.org/Doc-sach/duong-thu-huong-au-zenith-111inh-cao-choi-loi
5 Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh, Nguyễn Thế Anh, đăng trong Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr.25. & Hồ Chí Minh à Paris, Gaspard Thu Trang.
6 Hoa Xuyêt Tuyết, Thành Tín, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=144&chapter=1 Mặt thật, Bùi Tín, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=2059
7 Theo Đọc lại di chúc Hồ Chí Minh, http://www.thienlybuutoa.org/Misc/DiChucHoChiMinh.htm Tuy nhiên, Di chúc này tôi (NST) chưa kiểm chứng – NST
8 Hồ Chí Minh, de l’Indochine au Việt Nam, Daniel Héméry
9 Nguyễn Thế Anh, sđd
10 Người không cô đơn. Người chẳng bao giờ cô độc, Sơn Tùng, Chiều Văn – 2000. Bản riêng của NST
11 HCM những năm tháng chưa được biết đến, Chương 6, Sophia Quinn-Judge. http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8991&page=4
12 Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp, Minh Võ, Chương 49: HCM và cuộc sống thánh thiện (tiếp theo) http://www.saigonforsaigon.org/staticpages/index.php?page=20060401135046460
13
Lâm Đức Thụ, đ/c cùng thời với Hồ ở Trung Quốc. Sau khi cướp chính
quyền năm 1945, tự nhiên Thụ bị bắn chết tại Thái Bình. Có người nói
rằng do ông biết quá tường tận về nội bộ ĐCS nói chung và cá nhân Hồ nói
riêng nên ông phải chết?!
14 Một bí mật khác của Hồ Chí Minh, Nhật Quang, http://www.hungviet.org/hcm/nhatquanghcm.html
15 Ghi chú thuộc Chương 3: “Bác Hồ, vị cứu tinh của dân tộc“, cuốn Từ thực dân đến Cộng sản. Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, Hoàng Văn Chí, http://www.talawas.de/
18 Theo Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh, Phần 3, Trần Gia Phụng, http://www.hungviet.org/hcm/hcm010900-2.html & Tuần báo Nguyệt san Phụng Sự, tháng 1/1991. Ngày 15/10/1996, Tao Zhu dịch sang tiếng Việt.
19 Xem bản Trích dịch Hồ Chí Minh sinh bình khảo, Bums – Thành viên chính thức, http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=299128#post299128
20 Theo b>Hồ Chí Minh và tình yêu thắm thiết với cách mạng Trung Quốc, Viêm Hoàng Xuân Thu – Quan Công Nhân dịch; http://www.hungviet.org/hcm/quancongnhan300806.html
21 như trên
- Li Sam, sống với NAQ ở
gần khu Cửu Long (Kowloon) khi Nguyễn bị bắt ngày 6 tháng 6 năm 1931,
còn Nguyễn lúc đó có tên là Sung Man-ch’o, tức Tống Văn Sơ.22
Có thể đây là người đàn bà trẻ khi bị bắt khai tên là Ly Ung Thuan, và
“người đàn ông [Tống Văn Sơ] cho là cháu của ông ta” ; mà sau này cuộc
điều tra cho biết Ly Ung Thuan không phải là người Tàu mà là người Việt
tên Le Thi Tam [tức Le Tam, gọi chệch là Li Sam], vợ của Hồ Tùng Mậu, là
người dưới tay của Hồ.23 Nhưng tại sao vợ Hồ Tùng Mậu lại ở với Nguyễn Ái Quốc? Chuyện còn bỏ ngỏ!
- Khi Lý Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đã tìm cho ông một nhân tình người Tàu
(không thấy nêu tên). Tác giả Karnow còn viết thêm: “A Communist
official in Hanoi in 1981 told me that Ho had loved a Chinese woman, a
doctor, who died before they could marry. – Dịch: Một viên chức cộng sản
ở Hà Nội vào năm 1981 đã nói với tôi rằng Hồ đã yêu một phụ nữ Trung
Hoa, một bác sĩ; bà nầy từ trần trước khi họ định cưới nhau. “.24
- Nguyễn Thị Minh Khai, vào 1934-1935, còn có tên là Nguyễn Thị Vịnh (lúc nhỏ), “cô Duy”, Trần Thái Lan, Lý Huệ Sương, Phan Lan.25 Theo William Duiker, sử gia Mỹ, trong Ho Chi Minh,
nxb Hyperion, New York, 2000 thì 2 người có đám cưới tại Nga. Sau (Đại
hội QTCS 7 năm 1935, bà Minh Khai lấy Lê Hồng Phong. Chính vì quan hệ
tay ba này mà nhiều người tin rằng Lê Hồng Minh (vẫn coi là con Lê Hồng
Phong) chính là con gái Hồ Chí Minh.
Thêm về Nguyễn Thị Minh Khai:
“Từ tài liệu QTCS khác trong giai đoạn 1934 và 1935, chúng ta biết được
rằng vợ của ông rõ ràng là Nguyễn Thị Minh Khai, cựu thành viên đảng
Tân Việt ở Vinh được giao nhiệm vụ làm việc tại Hồng Kông sau khi đảng
hợp nhất. Sau này bà được giao nhiệm vụ làm việc với ĐCS Trung Quốc.
Việc Hồ và bà có còn giữ quan hệ vợ chồng sau khi hai người bị bắt vào
tháng 4 và tháng 6, 1931 thì không rõ. (Nguồn hồ sơ của người Pháp về
Nguyễn Thị Minh Khai làm ta tin rằng bà đã có nhiều quan hệ với những
đồng chí nam giới trong khoảng 1930 đến 1940. Ví dụ như vào năm 1932, Sở
Liêm Phóng tin rằng bà là tình nhân của Trần Ngọc Danh, em trai Trần
Phú. Vào năm 1933 họ đã giữ được một bức thư của bà viết từ Hồng Kông,
dường như để từ chối việc cầu hôn của một người nào đó, trong đó bà
tuyên bố “Tôi không còn ám ảnh chuyện hôn nhân hoặc làm mẹ… Người chồng
duy nhất của tôi là cuộc Cách Mạng Cộng Sản.” Nhưng cho đến cuối năm
1934, khi bà đến Moscow, bà lại viết rằng bà đã có chồng là “Lin”, bí
danh của Hồ lúc ấy. Ở Việt Nam, tiểu sử về bà viết rằng bà đã lấy Lê
Hồng Phong tại Moscow vào năm 1935, nhưng hiện tại không có một bằng
chứng gì về cuộc hôn nhân này.)” 26.
“Ba đại biểu [sang dự Đại hội 7 QTCS] người Việt là Lê Hồng Phong,
thành viên chủ chốt của Ban Chỉ Huy Hải Ngoại; một thành viên dân tộc
Tày tên là Hoàng Văn Nọn; và Nguyễn Thị Minh Khai, được nhắc đến trong
bức thư của Hà Huy Tập gửi cho QTCS là “vợ của Quốc”. Hồ cũng được phân
công làm đại biểu đại hội từ hội nghị ĐCS Đông Dương họp vào tháng 3,
1935. Trong bản khai lý lịch mà Minh Khai đã điền sau khi đến nơi, bà
viết rằng bà đã lập gia đình và cho biết tên của chồng mình là “Lin”, bí
danh mới nhất của Hồ. Điều này cho thấy giữa hai người không đơn giản
chỉ là một quan hệ thoáng qua mặc dù người Pháp nghi ngờ rằng bà đang là
tình nhân của Trần Ngọc Danh (dù thế Hồ Chí Minh không bao giờ nhắc đến
vợ mình trong bất cứ đơn từ chính thức nào của ông trong QTCS). Tại
Moscow, Minh Khai đã lấy tên là “Phan Lan”.” 27
Và mữa, theo Hồ Chí Minh sinh bình khảo,
Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan), Phần 4 thì: “Năm 1930, NAQ tại HongKong có
tình cảm với cô Nguyễn Thị Minh Khai đến từ cố hương Việt Nam. Mùa xuân
Năm 1931, dưới sự chứng kiến của các đồng chí đến từ Đông Kinh và Sài
Gòn NAQ và Nguyễn Thị Minh Khai đã mở một tiệc cưới đơn sơ.” Và “Năm
1935, Tại hội nghị đảng CS quốc tế khóa 7 mở tại Mạc tư khoa, NAQ lúc
này đã bệnh chết, Nguyễn Thị Minh Khai được gọi là vợ của NAQ, sau khi
đến Mạc Tư Khoa, trong hồ sơ điền tư liệu cá nhân, cô ghi mình đã kết
hôn và còn viết tên của chồng là P.C Lin. Sau khi hội nghị kết thúc,
Nguyễn Thị Minh Khai tại văn phòng địa phương Mạc Tư Khoa sửa lại là kết
hôn với lãnh đạo mới của Việt Nam, Lê Hồng Phong.”28
Phải chăng giả thuyết này của TS Hồ Tuấn Hùng là có lý? Và sau hội nghị QTCS 7, do NAQ thật đã chết (năm 1932 vì bệnh lao) mà Nguyễn Thị Minh Khai lấy Lê Hồng Phong; và không “trở về” với NAQ giả
(do Hồ Tập Chương đóng thế, sau này mang tên Hồ Chí Minh)? Lịch sử của
cộng sản cứ rối như canh hẹ! Cứ nhìn/nghe sự tranh quyền kế vị Kim Chính
Nhật ở Bắc Hàn của mấy người con cùng cha khác mẹ của ổng cũng đủ thấy!
- Về tin Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932,
“Ngay đến Nguyễn Khánh Toàn, dạy Việt văn ở Moscou từ 1927 cũng tin là
ông Hồ đã chết thực. Sau khi về nước, Toàn có tâm sự với một số bạn bè
nỗi ngạc nhiên khi thình lình thấy ông Hồ tới nhà, vào đầu năm 1941. Ông
Hồ đến để rủ Toàn về nước hoạt động cách mạng. Toàn đồng ý và chỉ mấy
ngày sau, giấy tờ làm xong, hai người đáp tàu xuyên Si-bê-ri về Diên An.
Toàn cũng tiết lộ một câu chuyện về đời tư của ông Hồ. Toàn nói, mấy
giờ sau khi hai người lên đường, một thiếu phụ người Nga đến gõ cửa, nói là đã làm vợ ông Hồ
trong khi ông lưu trú tại Moscou. Đối với những người quá bí mật như
ông Hồ thì ai nói gì chúng ta hẵng biết làm vậy, không nên tin hẳn mà
cũng không nên gạt hẳn. Nhưng xét cho cùng thì câu chuyện của Toàn cũng
không phải hoàn toàn vô lý, vì chính ngay Toàn, đã có vợ Nga và có con ở
Moscou, mà khi ghé qua Diên An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn
hai con. Rồi khi về Việt Nam năm 1946, lại về một mình, và hai năm sau
“chính thức” lấy một con gái điền chủ mới 17 tuổi (hồi ấy Toàn đã 50).
Hình như Đệ tam Quốc tế có lệ cung cấp “vợ giai đoạn” cho những cán bộ
quốc tế vì thường xuyên phải lưu động và giữ tông tích bí mật nên không
mang gia đình theo được….”.29
- Về hang Pắc Bó, Hồ Chí Minh lấy một thôn nữ hầu cận “Bác” tên Phá Thị Nùng, sinh được một con trai. Sau đó Phá Thị Nùng bỗng nhiên biến mất không trở lại thôn bản Cao Bắc Lạng nữa.” 30
- Nông Thị Ngát , gặp
1940. “Bà là người Tày, thuộc dân tộc thiểu số, Bà có với Bác 1 người
con trai. Đó là đồng chí Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí Thư của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.”31.
Nhiều tài liệu nói bà này chính là Nông Thị Trưng. Vậy Nông Thị Ngát có
phải là Phá Thị Nùng nhóm Tâm Việt Sydney nêu trên không? Hay là 2
người?
- Đỗ Thị Lạc32,
bí danh “Chị Thuần”, 1944, có 1 con gái. Trong tác phẩm của mình, Trần
Trọng Kim kể: “…Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh
Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây và cho ông Hồ Chí Minh về Bách Sắc để trù
liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó hội cho ông Hồ Chí Minh cùng 22 đảng
viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành
động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là
người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau thấy người ta nói khi
về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì
không chịu theo cộng sản.”.33
- Cô Lịch (họ Nông hoặc
Ma?). Có cha làm lái xe [ô-tô]. Vào năm 1950-1951 gì đó, cô được đưa vào
“phục vụ” ông Hồ hồi kháng chiến 9 năm ở Việt Bắc. Nhưng không rõ vì
sao chuyện sau đó lại không thành, rồi cô lấy một người bộ đội. Hiện nay
[11/2005] ở trong một khu TT bộ đội ở phố Lý Nam Đế Hà Nội, 2 vợ chồng
đều đã hưu trí, chồng là Bs quân y.34
- Nguyễn Thị Phương Mai.
“Sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong
số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy
Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ.”; “…chị
đặt vấn đề phải có hôn nhân đàng hoàng. Thế là… việc không thành. Rồi
chị được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ thương binh và ở luôn tại Hà Nội.”.35
- Nông Thị Xuân (sinh
1932 – có sách viết Nguyễn Thị Xuân), quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công
tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ðược mấy tháng thì ủy viên Trung
ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần Ðăng Ninh, gặp cô Xuân nói
chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, “nói là
để phục vụ Bác Hồ.” Năm 1956 tại Hà Nội, sinh 1 con trai tên Nguyễn Tất
Trung.36
“Cô Xuân buộc phải phục vụ bí mật ông Hồ. Năm 1956 cô sinh con trai,
tên là Nguyễn Tất Trung do chính ông Hồ đặt, gởi ông Nguyễn Lương Bằng
rồi ông Chu Văn Tấn, và cuối cùng là ông Vũ Kỳ nuôi, đổi tên là Vũ
Trung, nuôi cùng 2 con trai ông Vũ Kỳ là Vũ Vinh và Vũ Quang.”.37
Việc đổi tên này hẳn phải có sự ủy thác/cho phép của ông Hồ chứ làm sao
một trung thần như ông Kỳ lại dám phạm thượng như vậy? “Năm 1957, khi
cô Nguyễn Thị Xuân yêu cầu công khai hoá cuộc hôn phối đã kéo dài trên 2
năm, Hồ Chí Minh vẫn ngọt ngào giả lả: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp
lý, nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh,
Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được”. Do đó, cô đành phải chờ
một thời gian. Trong thời gian này, cô đã biến thành chướng ngại vật làm
mất uy tín của lãnh tụ. Theo đúng phương châm hành động, tất cả những
chướng ngại vật làm cản trở con đường của lãnh tụ sẽ bị thanh toán và vô
hiệu hóa”.38
*
Câu chuyện 2 kỳ của tôi đến đây tạm kết thúc và đang ngóng chờ sự bổ túc, chỉ giáo nơi bạn đọc.
Xin kính chào và chân thành cảm ơn các
Quý vị đã bỏ thì giờ vàng ngọc xem những trích đoạn sắp xếp không được
ngọn ngành của tôi.
Ngày 19/05/2010
Nguyễn Hữu – Hà Nội
22 Trần Gia Phụng, bđd trên. Ông dẫn theo Nguyễn Thế Anh, sđd, tr.25-26 & Vietnam A History, Stanley Karnow, Nxb. Viking, New York, in lần thứ nhì, 9-1983, tr.12
23 Theo Bí ẩn tù tội của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông (1931-1932), Trần Viết Đại Hưng http://www.hungviet.org/tranvietdaihung/tranvietdaihung1004_2.html
24 Trần Gia Phụng, bđd. Ông dẫn theo Nguyễn Thế Anh, tr.25-26. & Vietnam A History, Stanley Karnow, Nxb. Viking, New York, in lần thứ nhì, 9-1983, tr.126.
25 Theo: Về ba ông thánh, Thành Tín, California, 1995, tr.136. Hồ Chí Minh mấy vợ, Trần Gia Phụng. Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, Minh Võ.
26 HCM những năm tháng chưa được biết đến, Chương 5, Sophia Quinn-Judge. http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8991&page=3
27 HCM những năm tháng chưa được biết đến, Chương 6, Sophia Quinn-Judge. http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8991&page=4
28 Trích dịch Hồ Chí Minh sinh bình khảo của Bums – Thành viên chính thức, http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=299128#post299128
29 Từ thực dân đến Cộng sản. Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, Chương 4, Hoàng Văn Chí, http://www.talawas.de/
30 Theo Nhóm Tâm Việt Sydney – Mùa Xuân 2007
31 Chân dung Bác Hồ, Song Nguyễn http://www.ledinh.sitesled.com/Bai%20Le%20Dinh%20Song%20Nguyen.html
32 Trong cuốn Thiên Thu Định Luận
(Phả ký gia tộc) của Thanh Đạm Hoàng Nhật Tân, con trai ông Hoàng Văn
Hoan, trang 45-46, 61-62, và 394 (bản đánh máy của tác giả năm 1998) có
nói đến việc ông Hoàng Văn Hoan có người vợ sau là Đỗ Thị Thuần (tên
thật là Đỗ Thị Lạc), người dân tộc Tày, Cao Bằng, sinh năm 1918 mất năm
1947, và do ông Hồ tác thành cho 2 người khi họ còn hoạt động tại Việt
Bắc trước năm 1945. Hiện phần mộ của bà Thuần/Lạc nằm bên phần mộ ông
Hoàng Văn Hoan và bà cả Phan Thị Uyển (1903-1991) tại nghĩa trang Hoàng
tộc tại Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Vậy nhân vật này và nhân vật
Trần Trọng Kim nêu là một hay hai người? Hay chuyện lại lập lại như đối
với Nguyễn Thị Minh Khai? – NST
33 Một cơn gió bụI, Trần Trọng Kim, Sài Gòn, 1969, tr.75.
34
Chuyện kể của ông Lê, một cán bộ già ngoài 80 tuổi đã về hưu, quê ở Kim
Thành – Hải Dương. Ông Lê còn cho biết: Anh em cán bộ, bộ đội ở Việt
Bắc rất nhiều người biết chuyện, và nay vẫn gặp bà Lịch ở các cuộc họp
cựu chiến binh. – NST
35 Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Cần http://www.hungviet.org/nguyenminhcan/nguyenminhcan010199.html
36 Ðêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Vũ Thư Hiên, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr.605-609; hoặc http://www.members.aol.com/vietnamgo/vthuhien.htm & Nguyễn Minh Cần, bđd
37 Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh nhân ngày sinh ông Hồ Chí Minh 19/05/2006, Bùi Tín, http://www.tongnoiday.com/A.TapChi/Pages%20htm/TapChi/TC-ChuyenMucHuyenThoaiHCM.htm
38 Giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Hữu Thống, http://www.thehemoionline.com/gforum/gfcontent.aspx?id=3577
No comments:
Post a Comment