Monday, May 25, 2015

Cái thói học đòi


1


“Đảng ta” thực chất tuy nghèo, hết thời, nhưng vẫn cứ chơi bảnh. Thì cũng giống như mấy cái mụ nạ dòng đứng đường, ăn mặc lòe loẹt, diêm dúa, nhưng thật ra bên trong không một xu dính túi; tất cả đồ đạt, nữ trang, quần áo hào nhoáng toàn là đi mượn nợ để trang điểm cho cái thân xác già nua, bệnh hoạn lúc tuổi về chiều. Đi mượn nợ thì những thế hệ con cháu đời sau sẽ trả, lo gì. Bây giờ còn cơ hội để kể công, trước đây lập thành tích cho đảng là đánh thắng quân xâm lược, là giải phóng dân tộc, là thống nhất đất nước thì trước tiên, bây giờ lợi dụng lại cái “uy tín (!)”, cái công lao ấy đối với nhân dân đi vay nợ quốc gia, trích ra một ít bỏ túi riêng, cứ xài cho sướng trước cái đã. Do đó “đảng ta” vẫn tiếp tục “lòe” người dân nhẹ dạ, dễ tin, cho họ tưởng là ta đây còn xuân sắc, hãy còn… trinh. Nhưng những hào nhoáng bên ngoài toàn là trang điểm bởi những thứ đồ nữ trang giả hiệu.

Đã trải qua bốn chục cái mùa xuân trên thành phố, khắp thiên hạ ai cũng biết đến tên người, nhưng chỉ có đảng là không nhận ra thân phận ghẻ lở, cái căn bệnh xã hội do chính họ đã tạo ra mà thôi.
           Đọc báo, thì chúng ta thấy nhiều công trình “ghẻ lở” được chủ thầu hứa là sẽ khắc khắc phục. Nhưng có ai hỏi họ khắc phục bằng cách nào chưa? Chưa nghe có ai hỏi cả, và cũng chưa có câu trả lời thoả đáng! Nhưng chúng ta chắc ai cũng biết họ sẽ trả lời là khắc phục bằng cách lấy xi măng trám gạch, lấp lại những vết nứt nẻ. Trả lời giỏi đến thế là cùng! Đó chỉ là một cách vá víu lấy lệ, cho qua chuyện. Rồi một vài tháng hay một vài năm, công trình bị “rụng” lần lần, vỡ những mảnh khác, lúc đó hết hạn bảo hành, “cứt trâu hóa bùn” thì nằm chờ “đắp chiếu”!   
   Cũng giống như khuôn mặt diêm dúa của đảng hiện nay, không còn bao lâu cũng sẽ trở thành nham nhở, nằm …đắp chiếu mà thôi.
Mới đây, tôi có đọc lướt qua một bài báo trên mạng của đảng, viết về một công trình, hình như xây tháp bút thì phải; mới khánh thành không bao lâu thì bị “sét đánh (?)” tróc ra từng khối, rồi cũng lại hứa là sẽ khắc phục. Và cũng lại thêm một công trình “làm chơi” nhưng mà “ăn thiệt”
Những công trình “hứa khắc phục”, đến giờ này, có ai làm thống kê trên khắp đất nước hiện là có bao nhiêu công trình kiểu đó chưa? Công trình không chất lượng, chỉ còn cách đập bỏ toàn bộ làm lại thì mới thật sự gọi là khắc phục.
   Hiện tại, họ ăn trên đầu trên cổ nhân dân, ăn từ trong ăn ra, ăn từ trên ăn xuống rồi sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ mai sau. Như thế mà sao mọi người cứ vẫn im lặng, dễ dãi bỏ qua để cho họ ngốn ngân sách, thất thoát của quốc gia hàng vài tỉ cho mỗi công trình!
   Người ta quan niệm rằng những gì không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mọi người thì cứ lờ đi, cho chìm luôn. Chỉ mới thấy dân oan mất đất, mất nhà là những nạn nhân mất quyền lợi vật chất trực tiếp đi đấu tranh, khiếu kiện; còn lại phần đông người dân cứ bỏ mặc cho cán bộ, để cho nạnh ai nấy bốc hốt. Mặc kệ! Ai chết mặc ai! Chưa bao giờ thấy một cuộc biểu tình của dân đòi vạch mặt, tố cáo những loại quan tham như thế. Thật là người dân Việt vô trách nhiệm đối với tài sản công của quốc gia đến như thế là hết đường! Chấp nhận vậy được sao?! Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước đấy! 
   Cái thảm họa của dân tộc Việt Nam là cứ để cho đảng thao túng, sẽ còn gây ra thêm nhiều di hại về lâu về dài sau này.
    Cũng như mới đây, luật bảo hiểm mà người lao động làm ở các xí nghiệp phải đóng. Theo như chúng ta biết, những đất nước phát triển, người ta đi làm đóng bảo hiểm xã hội và bào hiểm lao động để bảo đảm cho họ có đời sống tạm ổn tương đối khi mà không còn cơ hội nào bon chen được nữa trong việc làm để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như những trẻ em nghèo, người già cả, bệnh tật, được sự trợ cấp của xã hội, mà “đảng ta” thường hay gọi đó là tiền hỗ trợ cho những hộ nghèo.
   Còn bảo hiểm lao động (nên hiểu, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp khác với bảo hiểm tai nạn lao động) là khi một người đi làm bình thường, nhưng vì một lý do nào đó không còn đi làm được nữa thì nhà nước phải trích tiền bảo hiểm đó ra, trợ cấp có thời hạn theo qui định để người  lao động có cơ hội đi tìm việc khác; nếu tìm chưa được việc thì có thể xin gia hạn thêm; hoặc là bộ lao động phải tìm việc giúp họ. Đến tuổi hưu, người lao động vẫn lãnh tiền hưu bình thường.
Trường hợp nếu người lao động bị sa thải, thì chủ phải bồi thường. Theo bộ lao động, thì khi người lao động dùng số tiền đó được tính chia đều ra tương đương với số lương hàng tháng lãnh; sử dụng trong nhiều tháng, có khi cả vài năm tùy theo tiền bồi thường ít hay nhiều, hết số tiền đó rồi mới bắt đầu lãnh trợ cấp thất nghiệp.
Còn đàng này “đảng ta” chờ cho người lao động đến tuổi hưu, sắp theo về với ông bà ông vải thì mới được nhận trợ cấp nhỏ giọt. Đó là một thủ đoạn cướp công. 
    Bởi vì có bao nhiêu người chờ được đến cái tuổi hưu để mà hưởng trợ cấp ấy, và hưởng được bao lâu thì sẽ “mãn phần” (có người còn gọi là “khuất núi”). Chưa tính cái thời gian nhà nước ôm mớ tiền đó còn sẽ sinh lời ra là bao nhiêu nữa!
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ muốn trình bày qua loa, không đi sâu, phân tích về sự khác biệt chi tiết hưởng trợ cấp thất nghiệp mà nhiều nước trên thế giới áp dụng; để cho chúng ta thấy cái sự học đòi, bắt chước khập khiễng của “đảng ta” so với thế giới văn minh. Bắt chước không đúng cách, một bước mà muốn tới trời, chưa đủ năng lực và kiến thức. Bắt chước theo kiểu đứng núi này trông nứi nọ, thật thảm hại!
Bốn mươi năm nhìn lại, luật bảo hiểm của “đảng ta” từ y tế, giáo dục, xã hội, lao động… còn quá bát nháo, “treo đầu dê, nán thịt chó”, là do quản lý quốc gia yếu kém, tài nguyên thất thoát; do từ cái thói kêu binh, lộng quyền mà sinh ra mọi tệ nạn, tham nhũng tràn lan.
    Đè Nguyễn Tấn Dũng ra -người nắm hầu bao của quốc gia- mà dần thì mọi người sẽ biết cái khối tàn sản hiện thời ông có, đã tẩu tán và chia chác tứ phía, bốn phương cho thân nhân, bè cánh, dòng họ bà con là bao nhiêu liền. Đâu phải chỉ mình ông, mà là hầu hết các quan chức có quyền trên khắp đất nước đều như thế cả.
   Từ ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam cho đến nay, chúng ta thấy có triều đại tổng bí thư nào dám mạnh dạn nhận khuyết điểm với toàn dân, chỉ rõ ra cái sai lầm của “đảng ta” từ bảy tám chục năm cho đến hiện nay chưa, hay họ cứ ỡm ờ cho qua theo cái kiểu “đánh bùn sang ao” để mà hưởng lộc tiếp?

   Một chính thể của dân tộc trong một quốc gia, cứ nhìn về quá khứ (sai lầm) rồi tự hào, kể công, ỷ lại để hưởng thụ, ai nói động đến thì bảo là nói xấu; nên bị u mê, ù lỳ không dám dứt khoát thoát ra khỏi cái quá khứ đó để nhìn cho ra sự thật. Sợ sự thật, thì chính thể đó sẽ đưa dân tộc đến chỗ bạc nhược, diệt vong.

Nguyễn Dư

No comments:

Post a Comment