Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc. Trà
Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một
cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc
nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc. Tràn
ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích
dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống…Chỉ cần
nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng
mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”,
“Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng
chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang
hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình
đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng
sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù”
v.v…
Báo chí dư luận từng phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo trước hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình tràn ngập như “cơn bão” trong đời sống văn hóa đọc của giới trẻ VN: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc” vì...truyện ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)…
Tại sao thể loại ngôn tình của Trung Quốc dù từ câu chuyện đến văn
phong, ngôn ngữ không hề được những người có hiểu biết cho tới giới nhà
văn, giới phê bình văn học đánh giá cao, lại bán chạy, được đọc nhiều
trong giới trẻ VN?
Có lẽ, thứ nhất vì dễ đọc, khỏi phải suy nghĩ động não gì cho mệt, lại
có những yếu tố lôi cuốn, kích thích trì tò mò của một bộ phận giới trẻ
VN vốn dễ tính trong chọn sách như sự lãng mạn trong tình yêu hay những
hành vi tình dục, tình yêu đồng giới, những yếu tố ma quái… vừa kể trên.
Nhưng cái lý do sâu xa, đáng buồn hơn là do trình độ thưởng thức văn học
còn kém của phần lớn giới trẻ VN bây giờ. Và điều đó trước hết là hậu
quả của giáo dục. Suốt từ những năm tiểu học, trung học, giáo dục VN đã
làm cho học sinh chán, ghét và sợ những môn khoa học xã hội nhân văn như
Văn, Sử, Địa…
Lấy ví dụ môn Văn, ở bậc tiểu học, trung học, chương trình phần lớn là
văn học cách mạng thời chống Pháp chống Mỹ hay thời kỳ xây dựng CNXH ở
miền Bắc mang nặng tính chính trị, tính tuyên truyền, văn học nước ngoài
được học rất ít, nhưng dù văn học trong hay ngoài nước thường chỉ giới
thiệu trích đoạn chứ không giới thiệu toàn bộ tác phẩm; dạy thì theo
kiểu cô giáo giảng rồi đọc cho học sinh chép từ chủ đề, nội dung tư
tưởng, cách xây dựng nhân vật…, học sinh cứ vậy mà chép, học thuộc lòng,
khi làm bài kiểm tra hay bài thi nhiều khi chỉ chấm ý, viết đủ ý là đủ
điểm. Chương trình, cách dạy, học và thi kiểu như vậy thực sự đã giết
chết lòng yêu văn học trong học sinh, khiến các em đâm ra chán học Văn,
rồi sợ luôn văn học nói chung.
Kết quả là tình trạng năm nào số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử,
Địa) ở bậc trung học phổ thông cũng ít hơn hẳn các ban khác cho tới tỷ
lệ thí sinh chọn thi đại học các chuyên ngành Văn, Sử, Địa…luôn luôn
thấp hơn nhiều lần so với các ngành như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại thương,
Ngoại ngữ…
Trong khi đó, học sinh ở các nước có nền giáo dục tốt, trẻ em được
khuyến khích đọc sách từ bé, từ khi ở nhà trẻ, mẫu giáo, cô giáo rồi cha
mẹ đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày; ở bậc trung học, học sinh các nước
nói tiếng Anh được giới thiệu, được học bao nhiêu là tác giả Anh-Mỹ hay,
từ William Shakespeare, Charles Dickens, Jane Austen, George Orwell, F.
Scott Fitzgerald, J. D. Salinger, Sylvia Plath, John Steinbeck…Tạo cho
các em có một cái nền, một trình độ thưởng thức văn học tốt. Không ít
bạn trẻ từ đó đã say mê văn học và tự tìm đến với những tác giả lớn,
thuộc loại không dễ đọc khác của thế giới như Vladimir Nabokov, Fyodor
Dostoyevsky, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Virginia Woolf,
Marcel Proust, Albert Camus, Jean-Paul Sartre…
Còn ở VN, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ bây giờ biết và từng đọc những
tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới? Mà nếu có muốn đọc thì tìm
đọc ở đâu, nếu như không biết ít nhất một ngoại ngữ? Sách dịch ở VN rất
được chăng hay chớ, dịch không theo hệ thống, không định hướng, vàng thì
ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng
không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách
Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử, bây giờ là tiểu
thuyết ngôn tình.
Chưa kể, giá sách ở VN tính theo mức thu nhập trung bình của công nhân
viên chức vẫn là đắt, nói gỉ đến học sinh, sinh viên. Còn nếu mượn ở thư
viện, chỉ có các thư viện lớn thuộc hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội,
Sài Gòn là có mua, lưu trữ, và cập nhật tương đối nhanh, đủ đầu sách
văn học trong ngoài nước từng xuất bản; các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu
vùng xa thì vô cùng khan hiếm sách.
Ở các nước phát triển họ rất chú ý đến việc định hướng, cân đối khi
dịch, xuất bản sách. Sách hạng ba, sách giải trí có nhưng sách giá trị,
sách văn học cổ điển vẫn có chỗ của nó, và vẫn có không ít người mua,
người đọc. Trên các tờ báo lớn đều có những mục điểm sách do những cây
bút bình luận văn học uy tín viết giới thiệu để người đọc biết sách nào
hay mà mua giữa một rừng sách được xuất bản hàng ngày. Thư viện công có
mặt ở khắp mọi thành phố lớn nhỏ, mênh mông sách, đĩa DVD, CD…tha hồ
mượn từ sách, phim, cho tới ballet, opera, các vở kịch, từ âm nhạc cổ
điển phương Tây cho tới Jazz, Blues, Pop, Rock…đủ loại, thuộc mọi quốc
gia.
Giáo dục lạc hậu, sự mất cân đối trong xuất bản, dịch thuật, sự thiếu
quan tâm nâng cao trình độ thị hiếu đọc sách cho giới trẻ là câu trả lời
vì sao những loại sách như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển
mạnh mẽ ở VN. Và vì thế mà những tác giả như Diệp Lạc Vô Tâm, tác giả
của những tiểu thuyết ngôn tình “Chờ em lớn nhé được không”, "Động phòng
hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói"... khi đến Hà Nội và TP HCM đầu
tháng 4.2015 mới tạo thành cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, và trên
hàng loạt trang hâm mộ (fan page) trên mạng xã hội Facebook, như báo chí
phản ánh. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên chen
chúc mong được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng…
Cũng có thể có người cho rằng chẳng việc gì phải “xoắn”, so với 1, 2 năm
trước, sách ngôn tình Trung Quốc hiện nay cũng đang giảm nhiệt, việc
xuất bản ồ ạt quá nhiều, với những tựa sách, nội dung sách na ná nhau
khiến người đọc bội thực, không còn bị loại sách này hấp dẫn quá mức như
trước. Rồi chính người đọc là giới trẻ sẽ nhàm chán. Cũng giống như
phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc mấy năm sau này đã giảm hẳn sức hút
đối với khán giả VN so với thời kỳ đầu.
Có thể. Nhưng vấn đề là nếu không có sự cải cách trong giáo dục, không
có những chính sách điều chỉnh trong xuất bản, dịch thuật, những chiến
lược lâu dài nhằm tạo thói quen đọc sách hay, sách giá trị từ khi tuổi
còn rất trẻ, thì khi dòng sách ngôn tình Trung Quốc có thoái trào, giới
trẻ VN sẽ lại bập vào một loại sách giải trí, dễ dãi, lợi ít hại nhiều
khác mà thôi.
Song Chi
(Blog RFA)
sao tự nhiên con em nước mình học dở lại đi đổ thừa tiểu thuyết TQ vậy? :)
ReplyDeletecòn câu này nữa: "vàng thì ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử, bây giờ là tiểu thuyết ngôn tình." giống như đang chửi thẳng vô mặt dịch giả, nói họ ko đủ chuyên để phải lựa bừa thứ để dịch vậy. Cho mình hỏi bộ ko phải ở trường thầy cô ko dạy "Nghề nào cũng đáng trân trọng, miễn ko phải làm ăn cướp, ăn trộm" hả? Nhà báo Song Chi gì đó ơi, sau này đừng vì muốn bài mình nổi tiếng mà ko suy xét kĩ hơn ở mọi khía cạnh nha! Dù quả thật có một số tác phẩm có cảnh nhạy cảm như bản thân bạn đã cất công nêu trên nhưng vẫn còn rất nhiều các tác phẩm khác mang đầy giá trị nhân văn mà chính người dịch giả đã dồn mọi tâm huyết của mình vào trong đó. Bạn nói thành quả của người ta là "cám" thì nhiều người sẽ cảm thấy ko vui đâu bạn.
Trog bài của bạn còn đề cập nhiều đến vấn đề "tây" và "ta". Mình ko muốn nói nhiều về vấn đề vì sự so sánh đó vô cùng khập khiễng. Ai cũng biết vấn đề giáo dục nước ta còn nhiều mặt hạn chế... Bạn chèn nó vô bài mình thấy cũng ko lq mấy. Tây là tây mà ta vẫn mãi là ta thôi (nếu chúng ta vẫn giữ nguyên cách nghĩ phiến diện như thế này :) )
Mình dùng 4' để đọc bài, 10' để viết bình luận vì ko muốn phí quá nhiều t/g vào đây. Dạo này báo mạng viết về vấn đề này "tung hoành" dữ quá :(