Độc như Vịt Xiêm - Ác như Nick Út
C.T (Danlambao) -
Hồi ở Miền Tây, tôi thường hay nghe “anh là lính đa tình” dặn nhau coi
chừng “Độc như Vịt Xiêm”, loạng quạng là- theo cách nói thời nay- “sát
thủ mưng mủ”, nhưng chưa bị thịt Vit Xiêm nó hành lần nào. Thế mà nay
thấy hình “Em bé Napalm” của Nick Ut chụp cách đây 42 năm lại đem ra
triển lãm tại Hà Nội, tôi bị “hành”, “bổng dung muốn khóc” và la lên “Ác
như Nick Út!”.
“Ác
như Nick Ut!”, không phải vì thấy cái mặt của tác giả trông quả đúng là
nham hiểm- tôi không biết gì về tướng số nhưng tự nhiên quả quyết như
thế, nếu không đúng thì xin ông Nick tha cho. Tôi thấy “Ác như Nick Ut”
không phải nhờ “xem mặt mà bắt hình dong” ông, nhưng qua việc ông làm.
Việc
ông làm ở đây là đem hình ảnh một em bé gái bị phỏng, trần truồng hốt
hoảng chạy khỏi vùng bom đạn nay đã thành phụ nữ khá lớn tuổi ra triển
lãm hết chỗ này, mai bày chỗ kia cho công chúng xem.
Thà
như hồi còn chiến tranh, ông làm phóng viên cho hãng AP, nếu như vì “ăn
cây nào rào cây ấy”, ông ăn tiền của bọn phản chiến Mỹ mà chụp những
cảnh chỉ có lợi cho mưu đồ tuyên truyền của chúng, biến nạn nhân là quân
dân Miền Nam thành tội phạm và biến tội phạm là quân Bắc Việt xâm lăng
thành nạn nhân, thì chả ai trách ông làm gì.
Đàng
này bức hình em bé Kim Phúc của Nick Ut đã góp phần vào chiến thắng của
phản chiến Mỹ lẫn VC gây chiến, Mỹ đã “cút”, chiến tranh đã chấm dứt
hơn 40 năm rồi, và “bên thắng cuộc” tức nhà nước Hồ Chí Minh suốt thời
gian qua và đang tiếp tục kêu gọi quên quá khứ, hãy “Hòa hợp hòa giải”,
và nhất là cô bé trong hình năm xưa, nay đã thành bà, lên tiếng “…hãy quên nó đi”.
Thế
mà Nick Ut cứ chưng đi bày lại, khắp nơi, vẫn với ánh mắt tự hào với
“tác phẩm”. “Có người ví von, như trời đất sinh ra” người ta chê ăn cơm
nguội, Nick Ut lại khoái xực cơm thiu, cơm thối. Chẳng lẽ ông công dân
Mỹ gốc Mít Nick Ut đói đến thế sao. Đói đến mờ mắt, quên cả luật pháp Mỹ
cấm phổ biến ra chỗ công khai hình ảnh để lộ bộ phận sinh dục của con
người, đặc biệt là của trẻ nít?
Có
người tự hỏi có bao giờ Nick Ut tưởng tượng nếu đứa bé gái trần truồng
trong hình kia là con ông, là vợ ông bây giờ, liệu ông có dám “chiêu
hàng” vậy không?
Phải
chăng, chỉ có “Ác như Nick Ut” mới giúp Nick Ut quên hết lý trí tình
cảm “làm được” chuyện triển lãm “Em bé Napalm” dài dài đến hôm nay như
vậy.
Xin bắt chước bác Hồ, kết thúc bài mổ bằng câu: Nick Ut ác ghê!
22/06/2015
22/06/2015
C.T (Tức Của Tèo)
danlambaovn.blogspot.com
---------
danlambaovn.blogspot.com
---------
Nick Út nhờ hơi hám của Kim Phúc mà được bốc mùi trong thế giới phản chiến
Việt Cọng vẫn muốn lợi dụng hình ảnh của "cô bé Napalm" để mong kéo dài
việc bôi lọ lên hình ảnh của VNCH và thế giới tự do, nhưng những gì bà
Phan thị Kim Phúc viết dưới
đây đã phản ảnh sự ghê tởm của bà đối với bọn VC tàn ác đang lợi dụng
tai nạn của bà để tô điểm cho chế độ bất nhân của chúng.
Bài viết của bà Phan thị Kim Phúc đăng bằng tiếng Anh ở trong link http://arts.lgontario.ca/lestweforget/essays/kim-phuc-phan-thi/. Dưới đây là phần phiên dịch ra tiếng Việt do Ba Cây Trúc chuyển ngữ.
Chúng tôi đã học được gì từ chiến tranh ?
Không
có niềm tin, chúng ta vô vọng. Không có hy vọng, chúng ta bị lạc đường.
Có một lúc tôi cảm thấy lạc đường và bị phản bội bởi cái chính quyền đã
thắng cuộc trong Chiến Tranh Việt Nam. Sự cải đạo theo Ki-tô Giáo của
tôi đã khiến tôi tràn đầy ơn sủng và dũng cảm mà tôi cần đến để sống
vượt lên những vết thương của tôi, những vết thương của dân tộc tôi.
Điều này sẽ là định mệnh của tôi.
Khi
cón bé, tôi chẳng quan tâm, Gia đình tôi sống trong một căn nhà lớn,
chúng tôi có ruộng đất, và chúng tôi giàu có trong cuộc sống tại thôn
quê. Tôi nhớ những tàng cây lớn và leo lên để hái những trái ổi lớn chín
ngọt. Tôi nhớ mỗi khi trời mưa và cảm thấy nó mát làm sao. Lũ con nít
chúng tôi tự kiếm trò vui chơi, trượt trong các vũng nước sau mỗi cơn
mưa. Mọi sự đều tuyệt hảo.
Là
một đứa trẻ, tôi chẳng biết chuyện gì đang xảy ra trong thế giới rộng
lớn hơn, nhưng tôi biết rằng cha mẹ tôi luôn kinh sợ. Đôi khi cha tôi
phải ra thị xã để ngủ qua đêm.
Tôi
hỏi mẹ “Ba đâu rồi ?” và mẹ tôi sẽ nói cho chúng tôi biết, nhưng không
bao giờ cho chúng tôi biết lý do vì sao ba phải rời khỏi nhà. Chỉ sau
này tôi mới tìm hiểu được tại sao ba ohải bỏ nhà, nếu không ba có thể bị
Việt Cọng bắt đem đi. Nhà chúng tôi có hai cửa ra vào, khi ngưòi ta
đến, họ sẽ gỏ cửa theo cách khác nhau. Cửa trước có những cú gỏ thân
hữu, nhưng cửa sau sẽ là của VC. Mẹ tôi có quán ăn trong làng, mỗi đêm
bà đi trên đường làng để trở về nhà, tay cầm cây đuốc để soi lối đi và
vượt qua những chiếc đầu người bị chặt vất trên đường. Nếu quý vị không
làm theo những gì VC bảo thì quý vị bị rắc rối. Cha mẹ tôi đã làm hết
sức mình để bảo vệ chúng tôi. Trong thoáng chốc, cuộc đời hạnh phúc của
tôi đã ra đi.
Ngày
mà quả bom được thả xuống thì mọi sự đều thay đổi. Quả bom xăng đã đốt
phỏng tôi và tôi không hy vọng sống sót. Tôi nằm bệnh viện ở Sàigòn mất
14 tháng và chịu 17 cuộc giải phẩu. Các bác sĩ và y tá đã chăm sóc tôi
với lòng thương cảm, và họ đã khiến tôi có ý niệm : Tôi nghĩ khi tôi về
nhà, tôi sẽ đi học để trở thành bác sĩ. Họ đã giúp tôi sống lại.
Người
Cọng Sản thì có kế hoạch khác và xữ dụng tôi như một khí cụ tuyên
truyền. Việc học hành của tôi đã bị chính quyền cắt ngang và các viên
chức chính phủ trao cho tôi một công việc chân tay. Tôi đã nghĩ rằng tôi
sẽ làm việc bằng trí óc mình nhẹ nhàng hơn là làm việc nặng bằng cơ thể
chỉ vì tôi không có khả năng thể chất. Khi họ kéo tôi ra khỏi việc học
hành, họ đã lấy mất các giấc mộng của tôi và tôi cảm thấy như họ cướp đi
sự sống của tôi.
Tôi
cảm thấy bị cô lập. Tôi đã 18 tuổi và chẳng có ai để trò chuyện. Tôi
bắt đầu ghét cuộc sống của tôi và ghét người “thường”. Tôi cảm thấy mình
xấu và méo mó và nghĩ tằng sẽ chẳng có ai thèm đến tôi. Đến năm 1982
thì tôi muốn bỏ cuộc. Chính quyền kiểm soát chúng tôi, và tôi không muốn
bị kiểm soát thêm nữa. Tôi không muốn tâm hồn tôi bị kiềm chế. Tôi nhớ
tôi đang ở một góc đường tại Sàigòn, đang mơ đến tự sát bằng cách lao
vào xe cộ trên đường.
Vào
lúc này, khi được giải lao giữa ca làm việc, tôi muốn đi vào thư viện
để đọc. Tôi chỉ có được 1 giờ và tôi đã dán mắt vào các sách tôn giáo,
tìm tòi, và luôn tìm tòi. Đạo Cao Đài mà tôi được nuôi dưỡng lớn lên với
nó đã không còn có ý nghĩa gì với tôi nữa. Thế rồi tôi chuyển sang đọc
sách Bible (kinh thánh Thiên Chúa Giáo) bắt đầu bằng Bộ Tân Ước. Rất
chậm rãi, lòng tôi được mở ra với Tình Thương. Tôi nghĩ đến câu 14:6
trong sách Gioan “Ta là đường và là sự thật và sự sống, không ai đến với
Cha mà không qua Ta”. Câu đó đã trở thành hướng đi của tôi và tôi đã
cải đạo qua Thiên Chúa Giáo.
Tổng
Thống Nixon nghi ngờ về tính trung thực của bức ảnh do Nick Út chụp. và
điều này đã khiến tôi kinh ngạc. Cơ quan truyền thông Associated Press
đã in ấn bức ảnh này, sao nó có thể là thất thiệt ? Sự kinh ngạc của tôi
đã biến thành buồn bả dùm cho ông Tổng Thống. Có lẽ ông ta không thể
hình dung được sự kinh hoàng của những đứa trẻ bị bom đánh trúng và
không nghĩ được rằng con người có thể làm được chuyện này đối với nhau.
Vào
năm 1986 chính quyền cho phép tôi được du học ở Cuba, và đó là nơi tôi
gặp được người chồng tương lai của tôi. Mẹ tôi không muốn tôi dan díu
với đàn ông, bà nói rằng đời tôi đã đủ khổ rồi và tôi nên vào tu trong
đền chùa. Tôi đã nghĩ rằng sẽ chẳng có ai thèm tôi cả với vẻ bề ngoài
của tôi. Chồng tôi đã yêu thương tôi vì tâm hồn của tôi - đó là tình yêu
chân thật. Sau khi kết hôn, chúng tôi được phép đi Moscow. Chuyến bay
của chúng tôi tạm ghé tại tỉnh bang Newfoundland (Canada), và lúc đó tôi
đã không nói trước với chồng tôi, nhưng kế hoạch của tôi là xin tỵ nạn
tại Canada. Anh ta đã đồng ý và chúng tôi được chính phủ Canada chấp
nhận cho cư trú. Kể từ đó chúng tôi được sống ở Canada tại tỉnh bang
Ontario.
Cha
mẹ tôi cùng sống với chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như thể chúng tôi
được chọn làm một gia đình khi chúng tôi dời tới đây. Tại Ontario, mọi
người đều được bảo hiểm sức khỏe, được đi học và nhận được sự giúp đỡ xã
hội. Mẹ tôi nói “Canada là thiên đàng”. Và tôi nói “gần như vậy”.
Đối
với tôi, chiến tranh không bao giờ là cần thiết. Nó tạo hủy hoại, và
kinh hoàng, và đau đớn. Những trẻ nhỏ trở thành nạn nhân. Chúng ta phải
lập nên những cộng đồng của tình thương và dung thứ. Vào Ngày Tưởng Nhớ -
Remembrance Day (nhớ thảm trạng của thế chiến 2) tôi cài trên ve áo
bông hoa màu đỏ và tôi tham dự các nghi lễ của Ngày Tưởng Nhớ bởi vì tôi
không bao giờ nên quên những hy sinh của các chiến sĩ đã làm cho chúng
tôi, nhưng chúng ta sẽ giải quyết những khác biệt giữa chúng ta một cách
hòa bình. Đó là điều khả thi. Nó khởi đầu bằng việc chữa lành con tim.
Hãy tin tưởng vào Thượng Đế, đó là phương thuốc hữu hiệu nhất vì nó hiện
thực.
Cuộc
sống của tôi bây giờ dành hiến tặng cho việc chữa lành vết thương chiến
tranh của các trẻ em. Vừa qua, tôi đã viếng thăm các nạn nhân tại
Uganda. Tôi đã kể câu chuyện của tôi với họ và chúng tôi cùng cầu
nguyện. Điều đó là một uy lực thật sự. Nếu cô bé trong bức hình có thể
học được tha thứ, thì bất cứ ai cũng làm được như vậy.
--------------
Bà
Phan Thị Kim Phúc ở tỉnh bang Ontario trước đây là một cô bé trong
chiến tranh Việt Nam. Cô bé đã bị phỏng nặng vì bom Napalm tại ngôi làng
mà cô và gia đình đang sinh sống. Sự đau đớn và kinh hoàng của cô đã
được phóng viên Nick Út của hãng thông tấn Associated Press chụp hình
lại vào ngày June 8, 1972. Bức ảnh đã đoạt giải Pulitzer Prize, và trở
thành bức ảnh định hình cho thế kỷ 20. Vào năm 1997, Bà Kim Phúc sáng
lập ra Cơ sở Kim Foundation International, để hỗ trợ cho các tổ chức
quốc tế cung cấp chăm sóc y tế miển phí cho những trẻ em nạn nhân của
chiến tranh và khủng bố. Bà hiện sống tại vùng Toronto với chồng và hai
con trai.
No comments:
Post a Comment