Wednesday, June 24, 2015

Nick Út & Kevin Carter - Giống nhau và khác nhau

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quả là tương phản như ánh sáng và bóng tối giữa Nick Út & Kevin Carter để khẳng định: “Không phải “Pulitzer” mà chính Nhân Cách và lòng tự trọng mới làm nên hào quang của một con người”. *
  Giống nhau: Nick Út và Kevin Carter cùng đoạt giải Pulitzer ảnh báo chí thế giới (World Press Photo).

Nick Út đoạt giải Pulitzer năm 1973 - (Em bé Napalm) 

Kevin Carter đoạt giải Pulitzer năm 1994- (Kền kền chờ đợi) 

Khác nhau: Với Kevin Carter - “Người chụp ảnh không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn đó chỉ có thể là một động vật ăn thịt, giống như con kền kền chờ đợi trên hiện trường” tờ báo St Petersburg Times viết và tự hỏi vì sao Kevin Carter không trợ giúp đứa trẻ đói khổ sắp chết đó mà điềm nhiên sử dụng ống kính chỉ để ghi lại sự đau khổ ấy không thôi?.

Chỉ 3 tháng sau khi nhận giải thưởng Kevin Carter thú nhận rằng mình không thích bức ảnh này. “Tôi thực sự xin lỗi vì đã không đỡ em bé ấy đứng dậy”, Carter tâm sự với một người bạn. Người ta tìm thấy anh tự vẫn bằng khí carbon monoxide trên ô tô của mình, ra đi ở tuổi 33 để lại lời nhắn trên tay lái: “Tôi thực sự xin lỗi. Những đau đớn làm tôi không muốn tồn tại”.

Bi kịch Kevin Carter đã được dựng thành phim (1)

(Taylor Kitsch thủ vai Kevin Carter,bộ phim sản xuất vào năm 2011)

Với Pulitzer “Nichk Út” - Gần nửa thế kỷ (43 năm) kể từ lúc bấm máy và đoạt giải, dù chiến tranh Việt Nam thực sự đã đi qua lâu rồi, nhân vật chính trong tác phẩm “Em bé Napalm” Phan Thị Kim Phúc sau khi được bệnh viện dã chiến của quân đội Mỹ (tại Việt Nam thời điểm ấy) chữa phỏng thoát khỏi nguy kịch thì nay mạnh khỏe cũng hơn nữa đời người (52 tuổi) được chính phủ Canada chấp thuận cho tị nạn chính trị và dù “Em bé Napalm” trong một trang hồi ký của mình bằng tiếng Anh (có trên các trang mạng) cô mong muốn: “Chúng ta hãy quên nó đi” Vì: “The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool” (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ để tuyên truyền) (2).

Nhưng không hiểu sao đến tận ngày nay người ta vẫn thấy “Em bé Napalm” và tác giả bấm máy Nick Út vẫn cứ hiện diện đâu đó mỗi khi có dịp để sống lại với hào quang đã nhạt nhòa bóng tối!?.

Quả là tương phản như ánh sáng và bóng tối giữa Nick Út & Kevin Carter để khẳng định: “Không phải “Pulitzer” mà chính Nhân Cách và lòng tự trọng mới làm nên hào quang của một con người”.

22/06/2015
 
_________________________________

Chú thích:


No comments:

Post a Comment