Thursday, February 4, 2016

CHỈ LÀ CƯỠNG CHIẾM MÀ THÔI!

     
Bởi sự tuyên truyền của CS mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng cuộc xâm chiến miền Nam là nội chiến hoặc chiến tranh giải phóng. Chúng ta cần đặt lại vấn đề này.     Cuộc chiến Nam –Bắc giữa VNCH và CSVN đã kết thúc bằng súng đạn từ sau ngày 30/04/1975. Cho đến bây giờ một số người vẫn cho rằng đó là cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn". Nhưng thực tế đó là một đáp án sai.

     Nếu đã nói là người lính VNCH chưa từng bước qua vĩ tuyến 17 mà họ chỉ bảo vệ miền Nam thôi thì chúng ta không thể gọi đó là "nội chiến" được. Trên thực tế, người lính Bắc Việt tiến vào Nam phá vỡ tất cả các Hiệp định để vào bắn phá thì CSVN là bên gây chiến. CSVN đánh chiếm miền Nam cho lợi ích cũng như mưu đồ của Trung cộng, Liên Xô như chính lời Lê Duẩn đã thừa nhận thì đó không thể gọi là nội chiến huynh đệ tương tàn mà là một cuộc cưỡng chiếm, cuộc xâm lược chứ.
     Người lính VNCH, hay VNCH đúng là được Mỹ viện trợ và cũng được trang bị vũ khí của Mỹ. Nhưng họ chưa từng vượt qua khỏi vĩ tuyến 17, và trong suốt cuộc chiến thì họ chỉ phòng thủ và đáp trả lại những đợt tấn công của quân Bắc Việt để bảo vệ người dân lành. 
    Như vậy thì xét ra họ chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ miền Nam, phần đất mà người dân Việt được sống dưới một chế độ Tự Do, Dân Chủ và là nơi có đời sống kinh tế xã hội thịnh vượng và nhân bản.
    Như vậy thì dùng danh từ "nội chiến" để gọi cho cuộc chiến này là hoàn toàn không đúng.
    Có người còn gọi đó là "cuộc thống nhất đất nước". Gọi như thế cũng không thuyết phục, vì thống nhất không thể dùng vũ lực quân sự mà phải qua phương cách phổ thông đầu phiếu của toàn dân Việt Nam. Thống nhất lãnh thổ có thể dùng vũ lực quân sự để tiến hành, nhưng cũng phải dựa trên ý nguyện của toàn dân. Và cái ý nguyện đó cũng phải dựa trên nền tảng căn bản của Dân Chủ, thái bình, thịnh vượng. Trong trường hợp của cuộc chiến này, cũng không thể gọi là "giải phóng" được vì nó quá phi lý, bởi không thể có chuyện anh chàng bị xiềng xích đi "giải phóng" một người đang tự do.
Như vậy thì cuộc chiến Nam – Bắc không thể gọi là "nội chiến", mà chỉ có CSBV xua quân vào Nam là kẻ gây chiến. Gây chiến để cướp đi "độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc" thì không thể gọi là "giải phóng thống nhất" được. Thực chất gây chiến để xâm lăng, để tàn phá giết hại người dân miền Nam, để phục vụ cho Trung cộng cho Liên Xô đó là một sự thật không thể chối bỏ được như Lê Duẩn đã khẳng định
     Nhìn sâu hơn nữa, sau khi chiếm được miền Nam, nếu CSVN coi người dân miền Nam là anh em, là huynh đệ thì đã không có chuyện hàng triệu người phải đi tù, hàng triệu người khác phải vượt biển bất chấp hải tặc, sóng giữ. 
    Và chắc chắn chẳng có hàng trăm ngàn người bỏ xác trên Biển Đông, hay nơi rừng thiêng nước độc. Bởi đơn giản CSVN không bao giờ coi người miền Nam là anh em cả. CSVN chỉ có một mục tiêu là "cướp" và "giết" mà thôi!
     Cho đến ngày hôm nay, những ngôi mộ của tử sĩ VNCH vẫn bị cộng sản bỏ quên. Những thương phế binh VNCH cũng đang bị "bên thắng cuộc" chà đạp nhân phẩm và gây khó trong cuộc sống. Hàng năm CSVN vẫn tổ chức ăn mừng ngày 30/4 với những ngôn từ đao to búa lớn để chửi rủa "Mỹ, Ngụy". Vì thế cho nên chẳng có thể nào tin nổi CSVN có tình "anh em" đối với người dân Việt Nam.
Cho đến bây giờ, dù cho tiếng súng đã chấm dứt hơn 40 năm nhưng cuộc chiến chống cái ác, chống độc tài vẫn đang tiếp tục giữa người dân và bầy quỷ cộng sản. Đó không bao giờ là cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" bởi vì CSVN vẫn luôn coi người dân Việt là thứ công cụ cho họ đàn áp. CSVN vẫn coi "bên kia biên giới mới là quê hương" của họ và họ vẫn đang ngày đêm giao nước Việt cho kẻ bên kia biên giới.
    Như vậy, kết luận lại cuộc chiến chống cộng sản phải là cuộc chiến toàn dân bởi vì giữa người dân và cộng sản không thể là anh em được. Cuộc chiến này càng ngày càng khốc liệt vì đảng CSVN ngày càng gia tăng bản chất phản dân, hại nước. Đã đến lúc người dân cần thức tỉnh để nhìn nhận thực tế đau buồn này. Chỉ có thế thì mới có cơ hội đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung cộng được.

Hiền Sỹ
(radiodlsn)

No comments:

Post a Comment