GNsP (11.11.2016) – Mặc dù bận rộn với công việc đồng hành cùng bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu trong quá trình khởi kiện Formosa và yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho người dân sau vụ thảm họa biển chết-cá chết, cha Antôn Đặng Hữu Nam vẫn dành thời gian đến thăm bà con vùng rốn lũ vùng sâu vùng xa, tại tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 07-10.11.2016.
Cùng đi tháp tùng với cha Quản xứ giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh là nhóm bạn Tuổi Trẻ-Lòng Nhân Ái. Nhóm các bạn trẻ cũng gửi 20.000.000 VNĐ của các nhà ân nhân đến bà con vùng lũ.
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là thăm bà con giáo xứ Tân Hội thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, G.p Vinh. Món quà 35.000.000 VNĐ “lá rách đùm lá nát” được đóng góp từ bà con ngư dân giáo xứ Phú Yên, được đại diện Hội đồng Mục vụ Gxứ Phú Yên trao tận tay đến cha Quản xứ Phêrô Dương Sỹ Nho, sau những đợt xả lũ thủy điện Hố Hô “đúng quy trình” của giới chức cộng sản đã khiến bà con giáo xứ rơi vào cuộc sống khốn cùng.
Cũng trong giáo xứ Tân Hội, cha Antôn đến hỏi thăm người già neo đơn, bệnh tật và thăm những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và ngài chia sẻ cho mỗi hộ một xuất quà trị giá 500.000 VNĐ – 6000.000 VNĐ. Hơn 200 hộ gia đình kể cả người lương cũng được ngài tận tình đến tư gia thăm hỏi.
Nhiều cụ già đã nằm liệt giường hơn gần 10 năm nay, cóng rét sau những ngày bão lũ, bật khóc và ôm chầm lấy cha Antôn khi được ngài đến thăm. Tuy nằm một chỗ, nhưng cụ bà Lan, 105 tuổi, biết khá rõ và tường tận về sức khỏe của cha Antôn, với ánh mắt trìu mến và với sự đơn sơ cụ thỏ thẻ với cha rằng: “Cha có khỏe không? Sao người bệnh lại đi thăm người ốm vậy?”.
IMG_1219
Cha Antôn Đặng Hữu Nam thăm hỏi người già neo đơn tại giáo xứ Tân Hội, G.p Vinh, một trong những nơi chịu thảm họa nặng nề khi nhà cầm quyền cho xả lũ thủy điện Hố Hô.
IMG_1216
Cha Nam chia sẻ cho mỗi hộ một xuất quà trị giá 500.000 VNĐ – 6000.000 VNĐ. Hơn 200 hộ gia đình kể cả người lương cũng được ngài tận tình đến tư gia thăm hỏi.
IMG_1221
Nhiều cụ già đã nằm liệt giường hơn gần 10 năm nay, cóng rét sau những ngày bão lũ, bật khóc và ôm chầm lấy cha Antôn khi được ngài đến thăm. Tuy nằm một chỗ, nhưng cụ bà Lan, 105 tuổi, biết khá rõ và tường tận về sức khỏe của cha Antôn, với ánh mắt trìu mến và với sự đơn sơ cụ thỏ thẻ với cha rằng: “Cha có khỏe không? Sao người bệnh lại đi thăm người ốm vậy?”.
Xả lũ thủy điện Hố Hô “đúng quy trình” của nhà cầm quyền đã cướp đi mạng sống của người cha, người chồng là trụ cột trong gia đình và bỏ lại người vợ trẻ cùng với đàn con thơ dại. Chị Thanh, giáo dân giáo xứ Tân Hội, chia sẻ rằng, chồng chị thường xuyên đi rừng kiếm củi, gỗ để nuôi gia đình. Cách đây ba năm, cũng vào thời gian này, sau những ngày làm việc vất vả, chồng chị trên đường trở về nhà, gặp đúng thời điểm xả lũ thủy điện Hố Hô, nước chảy xiết, chồng chị không kịp trở tay nên đã bị dòng nước cuốn trôi và không tìm thấy thi thể. Gia đình chị báo cho nhà cầm quyền địa phương để làm giấy khai tử, nhưng cán bộ khăng khăng nhất quyết yêu cầu gia đình phải tìm thấy thi thể rồi mới cho làm giấy khai tử. Chị nói rằng, nếu gia đình nào có nạn nhân bị tử vong do lũ sẽ được xã hỗ trợ 7-8 triệu để lo chi phí mai táng với điều kiện là phải có giấy khai tử. Nhưng xã lại cho rằng không có nguồn ngân sách nào hỗ trợ cho các nạn nhân bị tử vong do lũ, sau khi gia đình chị đã hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Chị Thanh, giáo dân giáo xứ Tân Hội, chia sẻ rằng, xả lũ thủy điện Hố Hô “đúng quy trình” của nhà cầm quyền đã cướp đi mạng sống của người cha, người chồng là trụ cột trong gia đình và bỏ lại người vợ trẻ cùng với đàn con thơ dại.
Chị Thanh, giáo dân giáo xứ Tân Hội, chia sẻ rằng, xả lũ thủy điện Hố Hô “đúng quy trình” của nhà cầm quyền đã cướp đi mạng sống của người cha, người chồng là trụ cột trong gia đình và bỏ lại người vợ trẻ cùng với đàn con thơ dại.
Cách đây 6 năm, giới chức cộng sản xả lũ thủy điện Hố Hô làm cho hàng ngàn gia đình chìm trong biển nước, gia súc và súc vật chết trôi, hoa mầu ngập úng, nhiều người tử vong… nhưng không có một hỗ trợ nào cho người dân từ phía nhà nước. Năm nay, “thảm họa” Hố Hô lại tiếp tục xảy ra cho bà con nghèo Miền Trung tại Hà Tĩnh.
“Chúng ta phải cùng nhau đòi lại những gì đã mất, đòi lại môi trường, đòi lại cơ hội để ông bà anh chị em có thể an cư lạc nghiệp, bởi vì đập Hố Hô còn thì không biết đến bao giờ anh chị em mới có cơ hội an cư lạc nghiệp.”
 Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục G.p Vinh, chia sẻ với bà con giáo dân giáo họ Phú Lễ thuộc giáo xứ Tân Hội, giáo hạt Ngàn Sâu, G.p Vinh vào ngày 08.11.2016.
Pv.GNsP