- Tác Giả: Dhruti Shah
Binh chủng tăng của quân đội Bắc Hàn trong thời gian chiến tranh Nam Bắc Hàn năm 1950-1953.
Hồng quân Liên Xô đầu tư nhiều thời gian và công sức đào tạo quân đội Bắc Hàn
Nhà nước Bắc Hàn ra đời từ cuộc xung đột Chiến tranh Lạnh giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, một lịch sử mà từ đó đất nước này đã không bao giờ có thể thoát khỏi.
Vào cuối Đại chiến thế giới thứ hai, Triều Tiên được giải phóng sau hàng chục năm trời bị Nhật Bản chiếm đóng và có cơ hội chắc chắn sẽ giành được độc lập, vì các đồng minh Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Liên Xô tất cả đều ủng hộ mục tiêu đó.
Lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ chiếm đóng hai nửa đất nước này trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi có tuyển cử dân chủ.
Hoa Kỳ ở lại miền Nam trong khi Liên Xô đóng ở miền Bắc.
Nhưng sau khi hợp tác thời chiến giữa Liên Xô và Hoa Kỳ tan rã, hai nhà nước rất khác nhau ra đời - Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn) do Hoa Kỳ hậu thuẫn, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn), một đất nước cộng sản tại miền Bắc với lãnh tụ là ông Kim Il-Sung người được Hồng Quân Liên Xô đào tạo.
Bắc Hàn được tạo dựng giống như "một con quái vật", theo ông John Everard, cựu Đại sứ Anh tại Bắc Hàn.
"Nó được các sĩ quan quân đội Liên Xô tạo ra, những người dường như không có chút khái niệm nào về việc thành lập một nhà nước."
"[Họ] đưa ông Kim Il-sung lên làm lãnh tụ nước này, nhưng khi họ thấy ông không được công chúng tôn trọng, họ xây dựng quanh ông một giáo phái sùng bái cá nhân theo kiểu Stalin và đất nước này cuối cùng được trị vì bởi một thánh sống giống như các vị vua đã qua đời tại Triều Tiên [trước khi xảy ra cuộc chiếm đóng của Nhật]."
Năm 1950, Nam Hàn tuyên bố độc lập.
Bắc Hàn được Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn, nhanh chóng xâm chiếm miền Nam khiến bùng nổ cuộc chiến tranh Nam Bắc Hàn kéo dài ba năm.
Hàng trăm ngàn người Nam Hàn bị lực lượng Bắc Hàn bắt cóc hoặc giết hại.
Hoa Kỳ can thiệp vì sợ một cuộc thôn tính của phe cộng sản sẽ có thể có những ảnh hưởng rộng lớn, theo ông Robert Kelly, thuộc Đại học Quốc gia Pusan ở Nam Hàn.
"Nếu Hoa Kỳ từ bỏ cuộc chiến tại miền Nam, chính phủ Mỹ lo ngại sẽ xảy ra tác động dây chuyền tới (chủ nghĩa cộng sản) ở nơi khác tại châu Á. Đó là điều mà họ không thể liều lĩnh để cho xảy ra."
Sau khi cuộc chiến Nam Bắc Hàn đi tới chỗ bế tắc, Tổng thống Mỹ, ông Harry S. Trumanand và sau đó là Dwight D. Eisenhower đã công khai dùng đe dọa về vũ khí hạt nhân làm phương tiện để tìm cách chấm dứt chiến tranh.
Tuy nhiên một điều khá rõ ràng đó là ông Truman không muốn cuộc xung đột lan ra hoặc khiến bùng nổ một cuộc chiến khác.
Vào năm 1951 khi tướng Douglas MacArthur - tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Viễn Đông - đã công khai đòi tấn công Trung Quốc, nước ủng hộ Bắc Hàn.
Tướng MacArthur đã bị cách chức vì tội không phục tùng tổng thống.
Năm 1953, Hiệp định Đình chiến Triều Tiên được ký kết.
Nó thực ra chỉ là một biện pháp tạm thời nhằm lập ra một khu phi quân sự (DMZ) dọc vĩ tuyến 38.
Nhưng một hiệp định hòa bình vĩnh viễn đã không bao giờ được ký kết và căng thẳng dọc đường biên giữa hai nước tồn tại từ đó đến nay.
Vào những năm đầu, Bắc Hàn phát triển nhờ được cả Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ.
Nhưng căng thẳng dọc biên giới gia tăng cứ diễn ra trong khi công nghiệp và kinh tế của Nam Hàn phát triển nhanh.
"Hàn Quốc trở nên rất giàu có vào thập niên 1970, trong khi Bắc Hàn vẫn là một ví dụ điển hình của chính sách theo kiểu Stalin.
Đất nước này phát triển tốt một thời gian nhưng sau đó bắt đầu suy sụp", ông Kelly giải thích.
Vào thập niên 1980 Liên Xô sụp đổ và việc mất viện trợ của Liên Xô là một đòn giáng nặng nề cho Bắc Hàn.
Khi Trung Quốc công nhận Nam Hàn vào năm 1992, Bắc Hàn cảm thấy bị phản bội và ngày càng cô lập.
"Nền kinh tế nước này ở trong tình trạng tụt dốc không phanh kể từ khi khối các nước thuộc khối Xô Viết sụp đổ," ông Paul French, chuyên gia và tác giả viết về Bắc Hàn, nói.
"Kinh tế phá sản, công nghiệp dậm chân tại chỗ. Thị trường xuất khẩu sang Đông Âu mất dần."
"Ngành nông nghiệp Bắc Hàn sụp đổ và đất nước này rơi vào tình trạng thiếu đói vào giữa những năm 1990s."
Chương trình hạt nhân của nước này, có lẽ bắt đầu vào những năm 1960 theo cựu đại sứ Anh tại Bắc Hàn, ông John Everard, trở nên ngày càng quan trọng.
"Khi môi trường quốc tế quay lưng chống lại Bắc Hàn, các nhà lãnh đạo nước này đi tới chỗ coi chương trình hạt nhân là một bảo đảm cho sự tồn tại của đất nước này như một nhà nước độc lập."
Quân đội Bắc Hàn
Vũ khí hạt nhân trở thành con bài thương thuyết của Bắc Hàn
"Lãnh tụ vĩ đại" Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), theo sau là con trai ông "Lãnh tụ kính yêu" Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) và này là cháu nội ông, "siêu lãnh tụ" Kim Chính Ân (Kim Jong-un) đều nắm một con bài khổng lồ - con bài hạt nhân để thương lượng," ông Paul French nói thêm.
Nhưng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn cũng trở thành căn nguyên của của tình trạng căng thẳng với Phương Tây, nhất là với Hoa Kỳ.
Vào năm 1994 chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ở vào tình trạng suýt có chiến tranh với Bắc Hàn vì nước này tiếp tục vi phạm thỏa thuận quốc tế về việc kiểm tra các nhà máy hạt nhân.
Năm 2002, căng thẳng lại bùng nổ khi Bắc Hàn trục xuất các thanh tra hạt nhân quốc tế trong khi đang có những quan ngại sau đó được khẳng định rằng nước này đã bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
"Cuộc chiến Nam Bắc Hàn vẫn chưa chấm dứt. Tình trạng thù nghịch giữa hai kẻ thù vẫn còn đó, ít nhất là trong con mắt của chính quyền tại Bình Nhưỡng," ông Paul French nói.
"Chính phủ Nam Hàn đã tiến tới phía trước về kinh tế và trở thành một đất nước có nền dân chủ phát triển."
"Miền Bắc vẫn y nguyên như thể đang ở vào giữa những năm 1950, và tự coi mình là một nạn nhân, chỉ có điều nay họ có vũ khí hạt nhân và vì điều đó, tất cả mọi người phải để ý."
Phóng viên BBC chuyên về Lịch sử
No comments:
Post a Comment