Friday, September 6, 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 19) - Sự thật về Võ Nguyên Giáp

  Do sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên từ nhỏ tôi cũng bị nhồi sọ và tuyên truyền những điều dối trá. Khi tôi tìm tài liệu và biết về sự thật thì tôi hiểu ra rằng mình đã bị nhồi sọ bởi một chương trình nói láo có hệ thống. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn còn thần tượng một phần nào đó ông Võ Nguyên Giáp. Tôi coi trọng ông Giáp hơn rất nhiều Hồ Chí Minh. Nhưng... cách đây 6 năm thì sau khi đã tìm hiểu đầy đủ tài liệu tôi chợt nhận ra ông Giáp cũng không khác gì các lãnh tụ cộng sản khác. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ phải viết về ông Giáp như một nhận thức đúng đắn nhất về ông ta đó là một vị tướng: Không có tài và coi thường sinh mạng của nhân dân.

I. Đôi điều về con người Võ Nguyên Giáp:

Đầu tiên xin mời bạn đọc xem qua tài liệu về tiểu sử của ông Giáp trên website của Quảng Bình (1):

Tóm tắt tiểu sử-Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

1. Họ và tên (bí danh): Võ Nguyên Giáp (Văn) 
2. Năm sinh: Ngày 25/8/1911.
3. Cấp bậc, chức vụ cao nhất: Đại tướng, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Quê quán: Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
5. Trú quán: Phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
6. Thành phần: Nhà nho yêu nước.
7. Năm tham gia cách mạng: Năm 1925.
8. Năm nhập ngũ: Năm 1944.
9. Ngày vào Đảng - Chính thức: Năm 1940.
10. Năm phong quân hàm cấp tướng: Đại tướng năm 1948. 
11. Quá trình tham gia cách mạng

  Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925 khi mới 14 tuổi. Năm 1929, đồng chí tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đảng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Không có chứng cớ, cuối cùng, chúng buộc tha đồng chí. Đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng trên mặt trận văn hóa, viết bài cho những tờ báo công khai như: Tin tức, Nhân dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động, làm biên tập viên cho các tờ báo của Đảng, dạy sử, địa cho Trường tư thục Thăng Long. 


Năm 1934, đồng chí kết duyên với Bà Nguyễn Thị Minh Thái, một Đảng viên Cộng sản, cộng sự đắc lực của đồng chí. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, hai vợ chồng đồng chí sống ở số nhà 46 phố Nam Ngư, Hà Nội. Sau này, Bà Nguyễn Thị Minh Thái bị thực dân Pháp bắt, giết chết bà trong ngục nhà tù Hỏa Lò. Từ năm 1936 đến 1939, đồng chí tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, biên tập viên các tờ báo của Đảng, Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. 

Năm 1939, đồng chí cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Được sự dìu dắt của Người, năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5 năm 1941, đồng chí trở về Cao Bằng, tham gia gây cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận Việt Minh, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Năm 1942, đồng chí phụ trách Ban Xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. 

Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ủy nhiệm cho đồng chí đứng ra tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đồng chí được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. 

Tháng 3/1945, đồng chí đưa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến xuống phía Nam, hội quân với đội Cứu quốc quân của đồng chí Chu Văn Tấn ở vùng chợ Chu, Thái Nguyên để thống nhất tổ chức thành Việt Nam giải phóng quân. 

Ngày 4/8/1945, đồng chí là Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam Giải phóng quân, tham gia Ủy ban Chỉ huy Lâm thời khu Giải phóng Việt Bắc. 

Đồng chí được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II, cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ ban Chấp hành Trung ương, tham gia Ủy Ban Khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Lâm thời.

Tháng 1/1946, đồng chí được cử là Chủ tịch quân sự, Ủy viên hội đồng trong Chính phủ Liên hiệp, Phó trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Pháp tại Hội nghị ở Đà Lạt. Năm 1946, đồng chí kết hôn với Bà Đặng Thị Bích Hà (Con gái cố Giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110/SL, phong đồng chí làm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 27/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết: “Lập chế độ chính trị ủy viên, đại diện chỉ huy kiêm Chính ủy. Tháng 6/1950, có Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng chấn chỉnh tổ chức thành Bộ Quốc phòng, đồng chí là Tổng tư lệnh, Tổng chính ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đồng chí đảm nhiệm các cương vị trên từ năm 1945 đến năm 1975. 

Về Đảng, đồng chí liên tục được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa II (năm 1951), đến khóa VI (Ngày 20/12/ 1986), làm Ủy viên Bộ Chính trị các khóa từ khóa II đến khóa VI. Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa I (năm 1946) đến khóa VI (Năm 1986). Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn: Biên Giới năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí cùng Bộ Chính Trị chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.

Năm 1980, đồng chí thôi giữ chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rút khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Cuối năm 1983, đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Cuối năm 1993, đồng chí được suy tôn làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam….

12. Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

- Huân chương Sao vàng.
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- Hai Huân chương Quân công hạng nhất.
- Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
- Huân chương Chiến công hạng nhất.
- Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Đồng chí được Nhà nước Lào tặng Huân chương vàng Quốc gia Lào, Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co. Đồng chí được Đảng, Chính phủ các nước tặng nhiều Huân chương cao quý.”

Đọc qua tiểu sử của ông Giáp chúng ta thấy ông ta có một quá trình tham gia cộng sản khá lâu dài cho đến ngày hôm nay. Và chính ông Giáp có vai trò rất quan trọng trong việc gây ra hàng triệu cái chết trong chiến tranh “sinh bắc tử nam” mà chúng ta đã biết. Như vậy cũng giống như các lãnh tụ cộng sản khác, ông Giáp có tội gây ra chiến tranh tàn khốc theo lệnh của Trung Cộng. Tuy nhiên ông ta cũng đã được thêu dệt bằng những huyền thoại như tướng tài, tướng thương quân. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Mời bạn đọc theo dõi những tài liệu dưới đây để thấy điều đó.

Trước khi đi vào chi tiết cụ thể về những “thực tài” của ông Giáp, chúng ta hãy xem lý lịch bất minh của ông Giáp mà ngày nay đã có tài liệu sáng tỏ ông ta từng là con nuôi của mật thám Pháp. Có ít nhất 3 tài liệu trong số vô vàn tài liệu mà tôi xin gửi đến bạn đọc ở đây để chứng minh cho sự bất minh cho lý lịch của ông Tướng.

Thứ nhất, theo ông Trần Quỳnh - một chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền cộng sản, có uy tín cá nhân - viết lại về việc Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai như sau: “Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thư là chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp” (Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo... Giáp là con người xảo trá- khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng, Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”. (Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-07-1986).

Thứ hai, ông Hoàng Văn Chí trong cuốn “Từ thực dân đến cộng sản” viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau: “Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.

Thứ ba, cuốn sách của Cecil B. Currey, nhan đề:Victory at any cost: The Genius Of Viet Nam’s Gen. Vo Nguyên Giáp” ghi lại đầy đủ chi tiết và trung thực hơn cả. Xin được tóm tắt như sau: “Vào năm 1930, mật thám Pháp đã bắt một số người tình nghi hoạt động chống Pháp cùng với một số người khác trong đó có anh của Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, một giáo sư văn chương tại Quốc Học và một nữ sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữ sinh Đồng Khánh. Người mà sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp... Đặng Thái Mai bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang Thái, hai năm tù. Riêng Võ Nguyên Giáp vì chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai... Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo... Với một án tù chính trị như thế, con đường học của Võ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty. Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên Giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut”.

II. Một vị tướng không có thực tài:

1. Ông tướng chưa học quân sự:

Ông Giáp được ca tụng là một chỉ huy quân sự tài ba, lỗi lạc, thậm chí được cộng sản so sánh với đức thánh Trần Hưng Đạo. Nhưng có một điều là ông ta chưa học qua một khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp nào. Để chứng minh điều này có 2 tài liệu sau đây:

Võ Nguyên Giáp & Hồ Chí Minh
Thứ nhất, cũng trên trang web của tỉnh Quảng Bình có đoạn viết về Võ Nguyên Giáp như sau: “Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.” (2)

Đọc qua đoạn trích tiểu sử ông Giáp chúng ta không hề thấy ngày tháng nào ông Giáp học quân sự nhưng lại thành lập quân đội và “huấn luyện quân sự”. Ông Giáp sẽ dạy gì cho lính nếu ông ta mù tịt về quân sự khi chưa có giờ phút nào học nó? Có lẽ cái này ông Giáp là hiểu nhất.

Thứ hai, trên trang Infonet của Bộ Thông tin Truyền thông của cộng sản có viết bài về cuốn sách “Chiến thắng bằng mọi giá” của 1 tác giả Mỹ như sau: “Dưới ngòi bút của sử gia người Mỹ, Võ Nguyên Giáp được xem là gương mặt quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Theo ông, tướng Giáp dù không qua trường lớp đào tạo về quân sự, song những chiến công của Võ Nguyên Giáp và quân đội Việt Nam quả là huy hoàng, không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị.” (3)

Bỏ qua sự ca tụng mà truyền thông lề đảng vẫn làm khi viết về ông Giáp và các nhà lãnh đạo cộng sản mà sự thật chúng ta sẽ thấy ở phần sau của bài viết thì có một thực tế là ông Giáp chưa bao giờ qua trường lớp quân sự nào. Thật là một chuyện không thể có nếu không học qua quân sự lại biết về quân sự và tài tình như cộng sản thêu dệt. Cộng sản có thể lý luận ông Giáp cũng có thể như Khổng Minh trong Tam Quốc. Nhưng chúng ta phải nên nhớ Khổng Minh là một thiên tài đã đọc hết các sách binh thư, ngoài ra còn được bố vợ và vợ hết lòng chỉ giáo. Bởi vậy một kẻ không học qua sách vở, trường lớp quân sự không thể là kẻ thiên tài như cộng sản ca tụng. Và bằng chứng bằng sự thật đã khẳng định điều đó là đúng.

2. Tài năng vay mượn: 

Tướng Giáp luôn được ca ngợi ông ta chỉ huy nhiều trận thắng vang dội nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Hãy tìm hiểu những tài liệu sự thật để thấy ông Giáp nằm ở đâu trong những “thắng lợi” của quân đội cộng sản.

Trong số 8 tội mà liên minh Đỗ Mười - Lê Đức Anh đã tố ông Giáp thì có đến 4 tội trong quân sự đó là: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp - Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).” Và cơ bản những điều Đỗ Mười, Lê Đức Anh nói đều đúng không sai. 

a. Trận chiến Điện Biên Phủ: 

Thứ nhất, để minh chứng cho việc Vi Quốc Thanh - một tướng Trung Cộng tham gia chiến tranh với Pháp và đặc biệt tại Điện Biên Phủ đã chỉ huy quân đội cộng sản, tôi xin gửi tới bạn đọc bằng chứng được chính quyền cộng sản công bố. Ví dụ như trong bài viết về Vi Quốc Thanh trên website của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa Bác Hồ với Vi Quốc Thanh được thiết lập từ hồi kháng chiến chống Pháp đầu những năm 50 của thế kỷ XX - khi mà Vi Quốc Thanh sang làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam theo sự phân công của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.” (4)
Tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn VN chụp ảnh lưu niệm với đại diện 
thân nhân gia đình các tướng Tàu - Trần Canh, Vi Quốc Thanh và Hồng Thủy

Thứ hai, báo quân đội nhân dân của nhà cầm quyền cộng sản dịch một bài viết của báo Trung cộng ca ngợi công lao của Vi Quốc Thanh và đàn em La Quý Ba, Trần Canh tại chiến dịch Điện Biên Phủ như sau: “Về vấn đề làm cố vấn như thế nào, Mao Chủ tịch nói: “Cố vấn thì là cố vấn, nhưng trên thực tế chính là tham mưu, làm tham mưu tốt cho các đồng chí lãnh đạo của người ta. Tham mưu chính là đề xuất chủ trương, nghĩ biện pháp, hiệp tác giúp đỡ lãnh đạo... Trung tuần tháng 6 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đồng chí Trần Canh làm đại biểu sang Việt Nam, giúp đỡ tổ chức thực thi chiến dịch Biên Giới. Sau khi đến Việt Nam, đồng chí Trần Canh lập tức hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo cáo với Hồ Chủ tịch ý tưởng tác chiến tại biên giới đã suy nghĩ suốt dọc đường, đồng thời lập tức bôn tập ra tiền tuyến cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam trù hoạch tỷ mỉ kế hoạc tác chiến... Về chiến dịch Điện Biên Phủ khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Vi Quốc Thanh là Tổng cố vấn quân sự. Cố vấn quân sự các cấp của phía Trung Quốc ra tiền tuyến dốc toàn lực hiệp tác giúp đỡ...” (5)

Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là suốt từ chiến dịch biên giới 1950 cho đến Điện Biên Phủ ông Giáp không phải là người đưa ra quyết sách mà hoàn toàn là người thi hành những cố vấn hay nói cách khác là chỉ đạo của Trung cộng thông qua La Quý Ba, Trần Canh và Vi Quốc Thanh. Trong quân sự người tham mưu là tài tình nhất nhưng ông Giáp lại đơn thuần chỉ là kẻ ấn nút sau khi đã có kẻ khác lập trình sẵn. Phải chăng đây là cái “tài” của ông Giáp?

Võ Nguyên Giáp và Trần Canh

Thứ ba, tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả người Trung cộng - Hà Cẩn (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ” - phần 11, 12) có viết về sự kiện Điện Biên Phủ tại trang 134 như sau: “Bằng sự sáng tạo của Mao chủ tịch trong việc đưa tới Việt Nam các đồng chí cố vấn mà chiến dịch đã kết thúc thắng lợi với vai trò chính yếu thuộc về thượng tướng Vi Quốc Thanh”

Từ người thứ nhì (bên trái sang): Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lý Hàm Trân (火腿陳) vợ Lã Quý Ba. Hồ Chí Minh, x, Đại tướng bí danh Lã Quý Ba (罗贵波), Trường Chinh, x... Ảnh chụp tại An Toàn Khu. Nguồn: Hoa Nam MSS.

Tướng Tầu cộng Trần Canh đang chỉ bảo bộ đội Việt Minh trước khi ra trận.

Thứ tư, trong cuốn “Đường tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp, trong chương I, chính ông Giáp đã khẳng định vài trò của tướng Trung cộng trong chiến dịch biên giới 1950 và Điện Biên Phủ sau này: “Khi trở về Bắc Kinh, Bác đề nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Bác gợi ý bạn cử đồng chí Trần Canh. Phía Trung Quốc trả lời đồng chí Trần đã được bố trí công tác rồi, và đưa ra danh sách gồm 4 người: La Quý Ba, Trung ương ủy viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn, Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưa, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần.” (6)

Hồ Chí Minh và các cố vấn Trung cộng

Một người chưa học qua trường lớp quân sự liệu có thể chỉ huy chiến dịch được không? Câu trả lời là không và chính vì vậy Hồ Chí Minh đã phải mời chuyên gia Trung cộng sang để vạch kế hoạc cho ông Giáp.

Thứ năm, cuốn sách: “A reporter's love for a wounded people”của tác giả Uwe Siemon-Netto người Đức đã mô tả về ông Giáp như sau: 

“Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xảy ra như sau:

Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"

Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."

Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật.”

Đoạn này tác giả Netto cho thấy đánh giá của ông không chỉ đơn thuần là của ông mà bao gồm cả viên tướng Charton rằng: “Võ Nguyên Giáp chỉ thắng nhờ các yếu tố khác không phải tài năng quân sự”.

Và Netto tiếp trong cuốn sách của mình: “Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội”. Điều đó thay cho kết luận về một sự “tài hoa” giả tạo của ông Giáp.

Tác giả Netto người Đức viết về cộng sản và Võ Nguyên Giáp (đứng thứ 3 từ trái qua)

Thứ sáu, mạng sống của thanh niên Việt Nam bị ông Giáp coi như cỏ rác. Ông Giáp sẵn sàng thí quân trong các trận chiến. Trong trận chiến tranh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1950, để tiêu diệt cứ điểm Đồng Khê do 262 lính Pháp trấn đóng, ông Giáp đã dùng tới 10.000 quân (đông hơn quân trú phòng 40 lần). Sau trận đánh, hơn 500 quân Việt tử trận, không kể số bị thương hàng ngàn. Trong trận đồng bằng Phủ Lý, Ninh Bình, Vĩnh Yên vào tháng giêng năm 1951, chiến thuật biển người của Giáp đã bị Tướng Pháp De Lattre de Tassigny dùng bom Napalm tiêu diệt. Quân Cộng sản, dưới sự chỉ huy của ông Giáp, đã bị nhiều tử vong, thất bại trong ý đồ đưa chiến tranh về đồng bằng. Số tử vong của quân đội cộng sản, khi tháo lui, là trên 6000 người. Số bị thương chắc chắn là gấp đôi, gấp ba con số 6000.

Tại tài liệu của quân ủy quân đội cộng sản số 03 (BC - 03/QU) ngày 12/12/1953 ghi rõ: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh Việt Minh cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Tháng 9, Bộ Chính trị không thông qua kế hoạch của đồng chí Võ Nguyên Giáp mà phải thực hiện theo kế hoạch của các đồng chí cố vấn Trung Quốc. Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Đồng chí Vy Quốc Thanh trao cho chúng ta một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, quân ủy nhận thấy đề nghị của Trung Quốc là đúng. Toàn quân, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre.”

Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là ông Giáp chỉ là hư danh mà thôi. Còn thực chất cái “tài” của ông là do có được từ các cố vấn Tầu.

Theo như tác giả Bùi Tín: “Ông Giáp thường không có thói quen ra thị sát Mặt trận. Ở trận chiến Điện Biên Phủ, người ta chỉ thấy vài bức hình chụp ông với Hồ Chí Minh, tại Bộ Chỉ huy chiến dịch - bao giờ cũng trải vài tấm bản đồ, tay thì chỉ chõ - đóng kịch - như thể đánh nhau chỉ cần chỉ chõ bằng bản đồ - và ông trú ẩn an toàn tại Bộ chỉ huy ĐBP tại hang Thẩm Púa, thuộc Mường Phăng. Hang Thẩm Púa cách Điện Biên Phủ bao nhiêu cây số, thưa đại tướng? Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đi thị sát mặt trận, quần áo chỉnh tề, chân đi giầy ủng cao đến đầu gối!”. Như vậy là quá đủ để nói về một vị tướng “tài” như ông Giáp thời chống Pháp.

b. Cuộc chiến với VNCH:

Chiến thuật của Võ Nguyên Giáp trong chiến tranh là: Chiến tranh du kích và Chiến thuật bao vậy, biển người xung phong. Về chiến tranh du kích, thì mục đích là làm cho kẻ địch suy yếu, nản lòng, để cuối cùng tiến hành một cuộc chiến quy mô lớn để chiến thắng. Võ Nguyên Giáp áp dụng bài bản, không có sáng tạo gì đặc biệt. Đây làm một chiến thuật cổ xưa mà ai cũng biết thậm chí chỉ cần qua vài quyển sách. Về chiến thuật bao vây, Võ Nguyên Giáp cũng áp dụng một cách rất sơ đẳng, không có sáng kiến gì đặc biệt. Các bước chính của chiến thuật bao vây là chặn và cắt đứt đường tiếp viện của đối phương, siết chặt vòng vây và đánh úp. Võ Nguyên Giáp thành công ở Điện Biên Phủ vì quân Pháp không đảm bảo được tiếp viện. Còn tại Khe Sanh, Võ Nguyên Giáp thảm bại vì không nắm được một yếu tố cơ bản là quân Mỹ thiết lập cầu không vận, nên việc tiếp viện không bị gián đoạn. Võ Nguyên Giáp nướng hơn 10 000 quân việt cộng và thảm bại vì lý do này... Cuối cùng là chiến thuật biển người học tập mô hình của Trung cộng chứ không phải của ông Giáp cũng khiến cho hàng triệu người chết oan uổng để tô đẹp cho thành tích của ông ta.

Thứ nhất, theo Sắc Lệnh số 110/SL ngày 28 5/1948, Giáp được phong quân hàm Đại tướng, vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lúc vừa tròn 37 tuổi. Về sau, nhân vụ phong tướng nầy, mà một ký giả ngoại quốc đã hỏi ông Hồ, dựa vào đâu, và căn cứ vào tiêu chuẩn nào để phong quân hàm cho một lúc nhiều người như vậy. Hồ Chí Minh đã trả lời, “Ai đánh thắng đại tá thì phong đại tá, thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, ai đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, và ai đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. Cũng chính vì đại tướng được phong kiểu của cộng sản mà đã gặp phải thảm bại khi gặp người Mỹ: “Năm 1968, Khi Võ Nguyên Giáp dùng 3 Sư đoàn bộ binh và trọng pháo bao vây toan lấy chiến thuật “biển người” để tiêu diệt 6,000 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân QL/VNCH trên đồi Khe Sanh, Quảng Trị. Nhưng không chiếm nỗi, đổi lại Phía CS Bắc Việt bị pháo đài bay B52 trải thảm tiêu diệt từ 10 đến 15, 000 bộ đội - Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh”. (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130). 

Thứ hai, năm 1972, đích thân Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Mùa hè đỏ lửa) Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển, Vùng Chiến thuật 1, Cùng lúc 6 sư đoàn CS Bắc Việt hành quân tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân cộng sản bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin nội bộ thì cộng sản này cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Chiến dịch cũng khiến cộng sản tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974. mà không có được một thành quả cụ thể chiến thắng nào. Để khẳng định điều này thì chính tài liệu của cộng sản đã khẳng định.

Trong cuốn sách có tên gọi tạm dịch ra tiếng Việt “Liên Xô- Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” của tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko, nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, ông cũng là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô. Cuốn sách này đã được nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995, có đoạn trong trang 240 như sau: “Về cơ bản chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972 của quân đội ông Giáp thất bại hoàn toàn mà không đem lại lợi ích nào cụ thể. Cái được lớn nhất chỉ là kinh nghiệm cho cuộc chiến sau này. Nhưng có lẽ ông Giáp là người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho cái chết của hơn 15 nghìn người lính...”

Cũng là một tài liệu cộng sản khác khẳng định điều này đó là tài liệu tổng kết chiến dịch mùa hè 1972 của bộ tổng tham mưu có bí số KHTM/1972- BQP cho biết: “Chúng ta đã thiệt hại nặng nề nhất kể từ sau tổng tiến công Mậu thân năm 1968 mà cần phải một thời gian chừng 4 năm nữa mới có thể khôi phục lại...”

Thứ ba, chính ông Giáp đã kể lại trong lần sinh nhật thứ 84 của mình như sau: “Năm 1972, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: 'Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, khiến địch trở tay không kịp'. Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: "Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm."

Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam.” 

Vậy đâu là cái tài của ông Giáp? Có lẽ chỉ là nướng quân mà thôi.

Trong khuôn khổ một bài viết chỉ có thể điểm lại và tóm lược các sự việc một cách ngắn gọn nhất không cho phép đi quá dài về một vấn đề. Trong phần tướng Giáp với VNCH và Mỹ này tôi xin mời bạn đọc đọc thêm “Những sự thật cần phải biết - Phần 1” để thấy đâu là nguyên do “chiến thắng” trên mặt quân sự của cộng sản năm 1975. Và từ đó bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về cái “tài” của ông Giáp.

c. Cuộc chiến năm 1979 với Trung cộng:

Võ Nguyên Giáp và Trần Canh năm 1950 

Trong cuộc chiến Việt - Trung tháng 2-1979 thì quân đội cộng sản hoàn toàn bị bất ngờ. Để trừng phạt Việt nam, Trung cộng đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, bao gồm 300.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau.

Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng Trung cộng đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công. Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp trung đoàn, hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ, và ngày giờ khai hỏa của đối phương, nói gì đến tình báo chiến lược.

Mờ sáng ngày 17-2-1979, Trung cộng tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1.400 Km, trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì, khi Trung cộng tràn qua biên giới, thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, đang thăm Campuchia. Dân chúng không được thông báo trước, trẻ em, người già, và phụ nữ có thai, không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa. Trung cộng đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngoạn mục. Câu hỏi được đặt ra là tướng Giáp đã ở đâu? Ông đã làm gì khi vận mệnh nước Việt bị quân đội do ông lãnh đạo không hề hay biết giặc tập trung và tấn công? Có lẽ là do ông bất tài.

Chúng ta phải quay lại thời kỳ trước đó, tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đặng Tiểu Bình nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia và đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông, phải dạy cho chúng một bài học.

Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, và tuyên bố “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, “ Trung Quốc kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam”. Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.

Sau 3 ngày thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình đến Nhật và tại đây vẫn giọng điệu hung hăng “Để trừng phạt Việt nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động”; “Không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “Đối phó với loại người vô ơn như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”.

Cũng khoảng thời gian này, TASS - hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt-Trung. Từ Nhật về, Đặng Tiểu Bình chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17-2. Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ (1962), không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi trên dưới 50 cây số từ biên giới.

Bằng chứng Đặng Tiểu Bình sẽ trừng phạt Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam và nhất là quân đội tướng Giáp lại không hề hay biết? Có lẽ cái “tài” nhận định, đánh giá tình hình của tướng Giáp chính là đây.

Thiếu tin tình báo, nhận định và phân tích tình hình sai, không nắm được thời điểm nổ súng, thời gian, không gian, và quy mô chiến dịch của đối phương, đã dẫn đến việc tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới. Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, và một vài trung đoàn độc lập.

Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của sư đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hỏa lực, ngày 4-3-1979, Lạng Sơn thất thủ. Sáng 5-3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân. Cùng ngày 5-3, Việt Nam phát lệnh “Tổng Động Viên”. Những quân đoàn chủ lực của quân đội cộng sản có xe tăng, pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về, cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm Trung cộng. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích, mà phần thắng sẽ thuộc về tay quân của ông Giáp. Nhưng thật bất ngờ, Việt Nam lại tuyên bố “Thiện Chí Hòa Bình”, rằng truyền thống ông cha ta... rằng lòng cao thượng... rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta... Việt Nam sẽ để cho Trung cộng rút quân an toàn.

Sự thật trên đường rút quân, Trung cộng vẫn chém giết, vơ vét, và phá hoại. Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại Đổng Chú, huyện Hòa An, Cao Bằng là một thí dụ. Trung cộng đã dùng búa, dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, 20 trẻ em, và 2 người đàn ông, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối. Trung cộng có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở, chiếm giữ những điểm cao quan trọng, và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui.

Quyết định “Thiện Chí Hòa Bình” của cộng sản Việt Nam hình như là một thái độ thủ hòa, nhưng hòa vào một thế vô cùng bất lợi. Từ đó, trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới, Trung Quốc luôn ở thế kẻ cả, áp đảo, và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ. Đây là hệ lụy từ sai lầm mang tính chiến lược do tướng Giáp và Bộ tổng tham mưu gây ra.

Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung cộng tàn phá tháng 2.1979 

Sự thật thì không chỉ có cuộc chiến năm 1979 mới thể hiện rõ sự kém cỏi của tướng Giáp. Mà ngay cả sau này sự việc mất Lão Sơn cũng là do lỗi của ông và đội quân dưới trướng ông.

III. Một vị tướng ác:

Trong một lần phóng viên báo chí quốc tế tại Hà Nội, phóng viên phỏng vấn ông Giáp: “...Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản?...” - Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp: “(Non, pas du tout) “không hề hối tiếc”. Và trong quá khứ, Võ Nguyên Giáp đã từng tuyên bố: “Nếu phải hy sinh 2/3 dân số để giành lại Tổ Quốc trong tay ngoại bang thì ta cũng làm!” và Võ Nguyên Giáp đã làm những điều ông ta tuyên bố... Có lẽ vì vậy mà ông đúng là một vị tướng không tiếc thương quân của mình chỉ với mục đích lập nên những hư danh, hay nói cách khác ông chính là một vị tướng Ác. Để chứng minh điều này chúng ta cần phải tìm hiểu một số luận điểm như sau.

Thứ nhất, theo ông Philippe de Vedevilliers, một sử gia nổi tiếng Pháp, tác giả quyển “Histore Contemporaine de l'Indochine” và ông Hoàng Văn Đào, tác giả quyển “Việt Nam Quốc Dân Đảng” cho biết: “Khi Hồ Chí Minh qua Pháp, đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ được tạm quyền thay thế chủ tịch Nước. Võ Nguyên Giáp lợi dụng lúc cụ Kháng đi kinh lý tỉnh Quảng Nam - lúc đó ông Giáp tuy đang giữ Bộ Quốc Phòng - trong mưu đồ có phương tiện và cơ hội ra tay triệt hạ các chiến sĩ quốc gia chống VM cộng sản, Giáp lại đề nghị kiêm luôn chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội Vụ để tiện hành xử… Chỉ cần đợi lệnh Bộ Nội Vụ, “cương quyết trị tội” những kẻ làm việc phi pháp thì đến ngày 13-7 Võ Nguyên Giáp lệnh cho bộ đội và công an các địa phương được phép tấn công triệt hạ các chiến khu VNQDĐ, trừ trụ sở Trung Ương Hà Nội. Và chỉ trong vòng một tháng thì bàn tay đẫm máu của Giáp đã triệt hạ và tận diệt hết lực lượng quốc gia và chiến sĩ yêu nước liên hệ...”

Qua điều này chúng ta thấy điều gì? Đó là Võ Nguyên Giáp quá ác độc với chính đồng bào mình và thủ tiêu đảng phái khác mà cụ thể đây chính là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đây chính là mình chứng cho thấy ông Giáp rất tàn ác.

Thứ hai, đánh giá về hành động ám sát khủng bố những người quốc gia không cộng sản có nhiều bằng chứng về ông Giáp là một tên đồ tể  “H. Berrier còn cho rằng vào năm 1944, những ngày đầu tiên khi còn hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tướng Bình đã cùng với Võ Nguyên Giáp ám sát, khủng bố những thành phần quốc gia chống Pháp mà trước đây Bình từng là đồng chí với họ thời năm 1930. Bình và tướng Giáp đả mở những cuộc thanh trừng và sát hại rất nhiều thành phần được coi là Việt Gian. Khi giết những đồng chí Quốc Dân Đảng, phải chăng Nguyễn Bình muốn trả cái thù bị đâm chột mắt khi còn bị giam ở Côn Đảo? Rõ ràng cái gợi hứng ám sát và thủ tiêu những thành phần thù địch, Nguyễn Bình bước đầu cùng đi một con đường với tướng Giáp” (Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67 của Nguyên Hùng).

Và sau đó thì hãy nghe lời tướng Giáp nói với Nguyễn Bình để thấy ông Giáp quyết tâm thanh trừng người yêu nước không cộng sản thế nào: “Anh hãy nghe đây, tướng Giáp nói với Bình: Anh là một người quốc gia thông minh. Anh phải đứng chung trong hàng ngũ của chúng tôi nếu không chúng tôi sẽ thủ tiêu những người bạn trẻ của anh. Chúng tôi phải làm như vậy bởi vì họ sau này có thể là những kẻ phản bội. Anh đã biết nếu những người này trở thành những người anh hùng? Bây giờ thì có thể họ chưa là gì, nhưng sau này thì họ sẽ đi vào lịch sử. Bởi vì họ đã làm được một số công trạng trong những năm vừa qua, họ ham muốn quyền lực. Nhưng họ lại không xứng đáng được. Và để đạt được quyền lực đó, họ chỉ có một con đường mà họ có thể làm được. Là họ sẽ cộng tác bắt tay với bọn Quốc Dân Đảng hoặc với Pháp. Họ phải bỏ đi thôi.” (Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67 của Nguyên Hùng).

Chính vì vậy, nhìn toàn diện các hoạt động khủng bố, ám sát ở những ngày đầu cuộc kháng chiến, ta phải coi ông Giáp là người chủ trương như nhận xét của Robert J O’ Neill: “Tướng Võ Nguyên Giáp chịu tất cả mọi trách nhiệm trong khi Hồ Chí Minh vắng mặt về việc sát hại hằng trăm các nhà chính trị dám chống lại Việt Minh, phá hại tất cả các tổ chức nào xem ra có thể cạnh tranh với Việt Minh cũng như cấm đoán mọi tờ báo nào xuất bản mà không có sự kiểm soát của Việt Minh. Ông cũng đã thiết lập được một quân đội từ 30.000 lên 60.000 cũng như một đơn vị tự vệ từ các thường dân…”(Trích “Robert J O’ Neill, General Giap: Politician & Strategist, trang 44”).

Thứ ba, trong cuộc phỏng vấn tạp chí George năm 1998, chính tướng William Childs Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam - nói về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội cộng sản như sau: “Of course, he was a formidable adversary... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius. An American commander losing men like that would hardly have lasted more than a few weeks”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm... Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự. Với một người lính Mỹ mất tình thì chỉ huy sẽ rất khó khăn trong vài tuần lễ”.

Chúng ta cũng phải nhận thấy một điều là với Westmoreland, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự. Điều này cho thấy cộng sản Việt Nam thật sự tàn độc và coi thường sinh mạng binh sĩ. Đây không chỉ là điều ám chỉ mình tướng Giáp công thành khiến “vạn cốt khô” mà nó còn ám chỉ bản chất không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Mục đích của cộng sản là lợi dụng xương máu của nhân dân để đem lại lợi ích cho đảng mà không có chút tình người, tình dân tộc nào ở đây. Tướng Westmoreland cũng khá sâu sắc khi dùng từ “formidable” vì nó có nghĩa như là sự khủng bố mà chính cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân 2 miền.

Thứ tư, để khẳng định thêm về việc coi thường sinh mạng chính đồng chí mình trong cuộc chiến, mời các bạn đọc bức thư sau đây.


Bức thư nói lên điều gì? Đó là một sự thật đau lòng: Người Mỹ coi trọng sinh mạng con người và coi cuộc chiến tranh là một điều quy ước, còn cộng sản thì bất chấp cả việc dọn xác đồng đội mình và lao vào cuộc chiến như một con thiêu thân bất chấp mọi thủ đoạn. Đây chính là sự thật đằng sau tấm mặt nạ “vì nước vì dân” của đảng cộng sản. Đối với đảng, sinh mạng người chiến sỹ, người bộ đội chỉ là một thứ đồ chơi! Ông Giáp là tướng đã ở đâu khi coi thường sinh mệnh của chiến sỹ mình? Có lẽ ông Giáp không cần biết vì ông còn mải thực hiện theo lời Trung cộng “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và lời của Hồ Chí Minh “Dù phải đốt cả dãy trường sơn cũng phải đánh Mỹ...”

Thứ năm, người chiến sỹ là bộ đội cộng sản ra trận không chỉ bởi những thúc ép từ quê nhà bằng chính sách hộ khẩu và đấu tố đào ngũ mà còn ngay tại mặt trận họ bị bắt ép phải chết vì đảng cộng sản. Xin lấy một vài ví dụ:



Cuốn sách “Stalking the Vietcong” (7) tại trang 207 đã có hình ảnh và minh chứng cho việc quân đội cộng sản đẩy những thanh niên vào những sợi xích chân bắt buộc họ phải hi sinh oan uổng vì chủ nghĩa cộng sản.

Cũng nói về việc cưỡng bức và lên dây cót tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ bộ đội cộng sản, đảng đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Trong cuốn “Mặt trái của chiến tranh” do Hội Văn nghệ quân đội Nga xuất bản năm 1995 có viết tại trang 15: “Các cuộc chiến đều đem lại đau thương và người ta thậm chí còn kích thích tinh thần người chiến sỹ bằng những liều thuốc. Người Đức dùng Ma túy tổng hợp, người Trung Quốc dùng thuốc tự chế tên gọi “hùng tâm” mà sau này có dùng trong chiến tranh Việt Nam cho quân đội Miền Bắc...”

Vậy ông Giáp đã ở đâu khi để quân của ông phải chết vì những cái chết oan uổng đó? Nếu làm tướng mà xây danh vọng trên xác binh lính một cách phi nghĩa và độc ác như thế thì có đáng được tôn vinh hay không?. Tôi mong những giây phút cuối đời ông Giáp hãy dũng cảm nói lên sư thật này.

Ngoài ra, ông Giáp nghĩ gì khi chính bộ chính trị và quân ủy quyết định dùng trẻ em như những quân bài tẩy trong chiến tranh (Xin xem thêm “Những sự thật cần phải biết -  phần 11”). Một vi tướng dùng trẻ em để hi sinh có phải là anh hùng không? Anh hùng thì chắc chắn là không mà cái Ác thì chắc chắn là có.

Thứ sáu, để kết luận về tính “ác” của ông Giáp thì hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn Losers are Pirates by James Banerian1984, Tr.69): “Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hòa ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Các lãnh tụ Công Sản, trong đó có Giáp, đã thẳng tay tiêu diệt các người quốc gia Năm 1946, khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp sắp xảy ra, Giáp là Bộ Trưởng Quốc phòng trong Chánh phủ liên hiệp. Tại Hà Nội, trong khi quân Pháp và Tự Vệ Thành đang gầm ghè nhau, Giáp và đồng bọn hứa hẹn là quân chánh qui của họ tức các đơn vị Vệ Quốc Đoàn tinh nhuệ đã kéo về đóng chung quanh Hà Nội, sẵn sàng làm cỏ quân Pháp. Ngày 19 tháng 12, chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội. Nhóm lãnh đạo Cộng Sản đã rút về Hà Đông từ mấy ngày trước. Vệ Quốc Đoàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy các Tự Vệ Thành đánh vùi với quân Pháp trong các đường phố Hà Nội. Họ đã cầm cự với quân Pháp trong gần 2 tháng, thời gian đủ để dân chúng rời thành phố lánh nạn, đủ để đám Cộng Sản rút vào các an toàn khu Việt Bắc. Giáp và đồng bọn muốn mượn tay quân Pháp để thủ tiêu các thanh niên Hà Nội.”

Chúng ta thấy ở đây điều gì? Đó là ông Giáp đã có đầy đủ bản chất của những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ Hồ Chí Minh trở xuống, là gian hùng, dối trá, thâm độc và tàn bạo.

IV. Kết luận:

Năm 1983, Võ Nguyên Giáp bị Lê Đức Thọ, Lê Duẩn hạ nhục bằng cách cho đi làm Chủ tịch Ủy Ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông Giáp đã ngậm bồ hòn làm ngọt, ngoan ngoãn vâng lời. Ngày trước, trong vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra tại miền Bắc năm 1955, nhiều người đã ở trong Quân Đội Nhân dân của Giáp như Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán... bị đem ra đấu tố, tù đầy, Giáp vẫn giữ im lặng. Trong vụ án chống đảng do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ mưu, các tướng Cộng sản đàn em của Giáp như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh, các Đại tá thuộc cấp của Giáp như Lê Minh Nghĩa, Lê Vinh Quốc, Văn Dzoãn... bị hãm hại; Giáp vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Khi các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái (cũng là thông gia của ông Giáp) bị đột tử sau khi miền Nam đã bị cộng sản hóa thì ông Giáp vẫn ngậm miệng, im lặng là vàng.

Ông Giáp đã để lộ rõ cái hèn của mình. Ông Giáp kệ mặc đàn em bị thảm sát, tù đày. Theo nhà báo Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên tập của báo Cộng Sản Quân Đội Nhân dân, sở dĩ ông Giáp không bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn thủ tiêu vì Giáp biết thủ nghĩa: “Anh Văn quá hèn”. Chức vụ coi về sanh đẻ năm 1983 là một hình thức hạ nhục Giáp do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ trương. Để nói về việc hạ nhục này, trong dân gian có truyền tụng hai câu thơ diễu cợt đượm đầy mỉa mai:

“Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em”.

Với tôi, trong bài viết này không quan trọng chuyện đó vì đây là thuộc phạm trù con người. Ông Giáp có quyền né tránh và thủ thân cho mình.

Tuy nhiên cái không được của ông Giáp ở đây chính là ông quá bất tài nhưng không chịu chấp nhận sự thật đó mà vẫn mặc kệ im lặng để cộng sản tô vẽ nhưng cái ông không có. Ngoài ra, bằng sự coi thường sinh mệnh nhân dân, sinh mệnh chiến sỹ thì ông Giáp xứng đáng được liệt vào hàng tướng Ác. Nhưng không phải chỉ là ác với đối phương mà ác với chính quân của mình, coi quân của mình như cỏ rác.

Với một lý lịch bất minh là con của mật thám Pháp thì ông Giáp đáng lẽ ra không thể theo cộng sản. Nhưng vì ông ta có cái ác, cái lỏi mà Hồ Chí Minh thích sử dụng ông ta. Bởi vậy người ta sẽ dễ dàng giải thích vì sao ông im lặng cho Hồ Chí Minh giết hại hàng triệu đồng bào trong CCRĐ. Tại sao ông Giáp im lặng cho Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh ký công hàm bán Hoàng Sa - Trường Sa năm 1958. Những người ca ngợi ông sẽ lấy lý do gì bào chữa cho việc ông “có tâm” mà lại để những việc bán nước, giết người xảy ra ngay trước mũi khi ông nắm quân đội trong tay. 
 Có lẽ ông Giáp cũng chỉ là một người cộng sản như bao cộng sản khác đó là: bán nước, độc tài, tàn ác và bất tài mà thôi!

05/09/2013


danlambaovn.blogspot.com

____________________________________

Chú thích:


No comments:

Post a Comment