Tuesday, August 7, 2018

Tướng VNCH, tướng VC, ai hùng ai hèn?

- Vì trí nhớ hạn hữu cũng như sự giới hạn của một bài viết ngắn, cho nên tác giả chỉ nêu ra những nhân vật cùng sự vụ một cách tiêu biểu vì thiết nghĩ rằng bạn đọc mà đặc biệt là giới trẻ đã đọc và tìm hiểu rất nhiều những chứng cứ lịch sử. Điều mà người viết muốn nêu ra ở đây là sự nhận định khách quan và trung thực về cái tài, cái chân thành vì dân vì nước hay cái điếm xảo, mưu cầu danh lợi cùng quyền tiền... Một thể chế vì sự tồn vong của quốc gia dân tộc hay vì quyền lợi riêng tư của băng đảng và cá nhân.
*
Bài viết này nhằm nêu ra vài sự kiện điển hình trong lịch sử cận đại để tuổi trẻ Việt Nam biết được rằng giữa 2 chế độ Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam cộng sản, chế độ nào chính nghĩa, guồng máy cầm quyền nào phi chính nghĩa. Ai anh hùng, ai hèn hạ, ai vì Tổ Quốc, ai phản quốc và bán nước.
   Chúng ta hãy lần lượt nhìn qua các vụ việc nóng gần đây mà tự đặt câu hỏi, phán đoán, cũng như định cho mỗi vụ việc, mỗi cá nhân ở mức độ có giá trị về nhân cách, phẩm chất như thế nào. Nghĩa là chúng ta luận và định lượng giữa cái hùng và hèn, sự chân thành và gian dối.

Vì trí nhớ hạn hữu cũng như sự giới hạn của một bài viết ngắn, cho nên tác giả chỉ nêu ra những nhân vật cùng sự vụ một cách tiêu biểu vì thiết nghĩ rằng bạn đọc mà đặc biệt là giới trẻ đã đọc và tìm hiểu rất nhiều những chứng cứ lịch sử. Điều mà người viết muốn nêu ra ở đây là sự nhận định khách quan và trung thực về cái tài, lòng chân thành vì dân vì nước hay cái điếm xảo, mưu cầu danh lợi cùng quyền tiền..
   Một thể chế vì sự tồn vong của quốc gia dân tộc hay vì quyền lợi riêng tư của băng đảng và cá nhân.

Trước tiên, chúng ta đưa ra 2 nhân vật lịch sử, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Ngô Đình Diệm.

I- Nhóm 1 

A- Hồ Chí Minh"Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được".


B- Nguyễn Văn Linh



C- Nguyễn Tấn Dũng: Tên trùm tham nhũng đã nói và hứa: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay". Phát biểu trong ngày lễ nhậm chức Thủ tướng 27 tháng 6 năm 2006.

D- Đinh La Thăng: Ủy viên Bộ chính trị đã khóc lóc, van xin trước toà một cách hèn hạ và nhục nhã.



E- Trịnh Xuân Thanh: Chủ tịch HĐQT PVN, PVC (Tổng cty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam), Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũng khóc lóc năn nỉ rất thảm bại.


F- Phùng Quang Thanh: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.



G- Tô Lâm: Trong thời gian xảy ra vụ việc "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Bộ côn an đã nói rằng: "Không hề hay biết gì cả về vụ này". Nhưng nay thì chính Tô Lâm là người chỉ đạo việc "bắt cọp" này.

H- Nguyễn Phú Trọng: Tên đảng trưởng với chủ trương qui hàng Tàu cộng , phản quốc và bán nước.


II- Nhóm 2

A- Ngô Đình Diệm: Nhà ái quốc một lòng vì dân vì nước bị bách hại, đã để lại sự thương tiếc cho muôn dân.


Cuộc đảo chính (ngày 1-11-1963) được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ do đó Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi Mỹ muốn kiểm soát Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. (1)

Dĩ nhiên là giữa ông Diệm và ông Hồ thì có nhiều điều để so sánh về nhiều mặt nhưng chỉ riêng với thế lực ngoại bang thì ông Diệm đã hơn hẳn ông Hồ về TINH THẦN DÂN TỘC. Chúng ta hãy đọc một đánh giá như sau: "Quan hệ giữa ông Diệm-Mỹ, và ông Hồ-Trung Quốc, có thể đánh giá là ông Diệm không có nhiều thứ đánh đổi giá trị với Mỹ như ông Hồ với Trung Quốc. Trong khi cái Mỹ quan tâm đó là hậu thuẫn để miền Nam không rơi vào tay Cộng Sản. Tương đương, Trung Quốc cũng không muốn miền Bắc Việt Nam thua để Việt Nam trở thành đồng minh Mỹ để cùng với Nhật, Hàn, Phi v.v... bao vây Trung Quốc. Hơn hết, Trung Quốc còn muốn tìm cơ hội tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ khi đang là đồng mình với Bắc Việt, thì Trung Quốc vẫn đánh chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam đó là đảo Hoàng Sa và sau đó là đảo Gạc Ma. Để được Trung Quốc viện trợ, chắc chắn ông Hồ phải có những trao đổi có giá trị lớn với Trung Quốc. Những đánh đổi đó có thể tin rằng chủ quyền Việt Nam qua cái công hàm của thủ tướng miền Bắc Phạm Văn Đồng. Mặc dù công hàm này không khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, nhưng nó cũng không không dám thẳng thắn phủ nhận là biển đảo đó không phải của Trung Quốc mà là của Việt Nam. Bởi vì nếu không phải đánh đổi chủ quyền đất nước, thì việc gì Phạm Văn Đồng lại tuyên bố rất chung chung trong cái công hàm thay vì nói rõ phần nào là của Việt Nam và phần nào thuộc về Trung Quốc? Việc làm này chỉ rõ để được Trung Quốc hậu thuẫn, miền Bắc Việt Nam đã phải đánh đổi chủ quyền đất nước. Sau đó là Việt Nam tiếp tục mất Ải Nam Quan, một nữa thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc. 

Trong khi đó về ông Diệm như đã phân tích trên, không có những trao đổi giá trị như ông Hồ. Mặt khác ông Diệm lại có tinh thần dân tộc cao khiến Mỹ không hài lòng dẫn tới việc ám sát ông Diệm." (2)

Ảnh ông Ngô Đình Diệm mặc quốc phục và không hề có ông Diệm giả



Ảnh ông Hồ mặc đại cán và Hồ thật, Hồ giả




Là người dân, chúng ta hãy thật tỉnh táo để nhận ra rằng ai là người vì đất nước, vì dân tộc, ai là người vì băng nhóm, vì cá nhân. Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Hồ Chí Minh, CHXHCNVN và VNCH, ai là người vì Nga Tàu và chủ nghĩa cộng sản muốn nhuộm đỏ cả thế giái, ai là người có đầy tính dân tộc chống ngoại bang dù phải nhận cái chết. 

Ai là người khiêm nhường và đạo đức... ai là người gian xảo và hung tàn...


Tổng Thống Ngô Đình Diệm phát biểu nhân dịp khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955:

Hồ Chí Minh tự viết sách đề cao, ca ngợi chính mình: "Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình." Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên (Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) (3)

Ngũ hổ tướng quân VNCH

Đại tướng Lê Đức Anh và vụ Gạc Ma 1984

Thể chế VNCH đầy chính nghĩa và nhân bản và cơ chế độc tài cộng sản tàn bạo và đẩy cả dân tộc vào nghèo đói vong nô... Người dân sẽ chọn ai và chế độ nào? 
Thiết nghĩ, hỏi tức đã trả lời.

Tình trạng đất nước đã và đang trong vòng vây nô lệ Tàu cộng, người dân Việt Nam đang oằn quại với thảm cảnh chồng chất và tương lai vô cùng tối tăm... Bạn đọc hãy góp tay chia sẻ những bài viết như thế này trên Facebook và các trang mạng xã hội để mọi người sớm tỉnh thức và tự cứu lấy vận mệnh của chính mình cũng như tương lai của cả đất nước.
04.08.2018

No comments:

Post a Comment